6. Các ngân hàng vàng
NHỮNG TRUNG TÂM GIAO DỊCH LỚN
Tôi không phải là người quá say mê cụm từ “các ngân hàng vàng”, vì
dường như đó là cụm từ diễn đạt vụng về, song lại đơn giản miêu tả những
ngân hàng tham gia vào thị trường kim loại quý. Về truyền thống, các hoạt
động giao dịch tại châu Á – Thái Bình Dương ở Sydney tạo điều kiện cho
các ngân hàng này phục vụ cộng đồng khai thác vàng, cụ thể là các hoạt
động đầu tư sinh lời của các nhà sản xuất Australia, với các ngân hàng có
thể có các trung tâm giao dịch khác ở Hồng Kông hay Singapore để cung
ứng cho ngành kinh doanh hàng hóa vật chất (vàng thanh loại nhỏ) này.
Tokyo rõ ràng đã, và vẫn là trung tâm cho các sở giao dịch lớn của Nhật
Bản (ngoài các ngân hàng như Sumitomo, Mitsubishi, và Mitsui). Chuyển
sang châu Âu, London luôn là trung tâm lớn nhưng nó được hỗ trợ bởi các
hoạt động thịnh vượng ở Zurich, Geneva, và Luxembourg. Bên kia bờ Đại
Tây Dương, chỉ có một trung tâm quan trọng đó là New York. Một khi thị
trường ở đó đóng cửa, không có hoạt động liên ngân hàng và/hoặc sự hiện
diện của nhà làm giá đáng kể nào thì tới một ngày nào đó, châu Á sẽ phục
hồi trở lại.
Tuy nhiên, việc củng cố ngành công nghiệp khai mỏ Australia trong
cuối những năm 1990 đã dẫn tới việc các hoạt động kho bạc đang dịch
chuyển dần sang Johannesburg hay Mỹ, đồng nghĩa với việc nguồn khách
hàng bị thu hẹp đi rất nhiều. Các điều kiện khác ít bộc lộ hơn đang chi phối
thị trường đã chứng kiến sự hợp lý hóa trong ngành công nghiệp này, khi
phần lớn các ngân hàng chỉ có một hoạt động giao dịch trong mỗi múi giờ