DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 287

285

ĐỀ THÁM - NGƯỜI ANH HÙNG HAY THẰNG GIẶC?

“Ở đây là đất ông Đề,

Tây vô thì có, Tây về thì không.”

Trong những dòng sách sử, người đọc không chỉ tìm thấy

những dữ liệu, ngày tháng năm hay địa danh, hoàn toàn khách
quan, mà nhận thấy ngay con người viết sử, lấp lánh qua nhiều
nét nhân cách đặc biệt tiềm ẩn trong văn. Qua

Việt Nam Sử Lược,

Trần Trọng Kim tỏ ra mình là người buông xuôi theo thời thế,
chấp nhận mọi hoàn cảnh vì tự lượng không có sức để thay đổi.
Qua

Đại Việt Sử ký Toàn thư, các tác giả chép sử “chép” đúng

theo quân quyền, lạnh lùng, theo lệnh của người cai trị nước.
Qua

Hoàng Lê nhất thống chí, được ghi nhận là một cuốn lịch

sử tiểu thuyết, Ngô Thời Chí bộc lộ nhiều tình cảm, không chỉ
viết một chiều, trung thực, giúp người đời sau hình dung được
hoàn cảnh lịch sử của những thế kỷ xa xưa. Qua

le Dê Tham,

Claude Gendre cũng đã chọn một chỗ đứng cho mình: ông là
người bênh vực, khâm phục và thương cảm Đề Thám. Dù cuốn
sách của ông, trực tiếp, không phải là một “bản án chế độ thực
dân Pháp”, nhưng người đọc nhận thấy những bất công của thời
kỳ thuộc địa qua ngòi bút của Claude Gendre. Tuy có thiếu sót,
theo thiển ý của tôi, nhưng cuốn sách

Le Dê Thám là một cuốn

sách quý, giúp cho người Việt Nam có thêm một nguồn tham
khảo đáng tin cậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.