DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 8

6

D Ấ U X Ư A

Một ngày đầu Xuân, chị cùng người bạn đời lái xe vượt hơn
1000 cây số, từ vùng Picardie ở phía bắc nước Pháp xuống
vùng Aquitaine ở tây nam nước Pháp. Chị đã kính cẩn thắp
hương tưởng niệm nhà vua yêu nước Hàm Nghi, viếng mộ
vợ và các con của cựu hoàng ở hai nghĩa trang Thonac và
Vigeois, rồi trò chuyện với các hậu duệ của ngài.
Chuyến đi tuy vất vả, nhưng giúp chị khám phá nhiều điều
mà cho tới nay không phải ai cũng biết. Được tận mắt ngắm
một pho tượng bằng đất nung do chính cựu hoàng sáng tác
trong thời gian sống lưu vong, chị không khỏi thán phục
nghệ thuật điêu khắc của nhà vua tài ba.
Chị xúc động khi được biết, trước khi qua đời ở Alger
(Algérie), cựu hoàng mong muốn được yên nghỉ ở quê
hương. Xung quanh câu chuyện ít được biết đến này, chị
đã phát hiện được hai tư liệu gốc: lá đơn đề ngày 11.4.1948
của công chúa Như Mai (còn gọi là Nhữ Mây) xin cải táng
vua cha về Huế, và công văn ngày 20.4.1948 của công sứ
tổng ủy viên Naegelen từ chối, viện cớ “chưa đúng lúc”.
Mãi đến năm 1965, hài cốt của cựu hoàng Hàm Nghi mới
được di táng về nghĩa trang Thonac, gần lâu đài Losse của
công chúa.
Cũng trong chuyến đi này, chị đến thăm lâu đài Losse và tìm
được nhiều tư liệu chưa từng công bố, như bảng điểm của
công chúa Như Mai tại Học viện Nông nghiệp Quốc gia ở
Paris (công chúa là nữ sinh viên đầu tiên tốt nghiệp thủ khoa
Học viện này), văn tự mua bán lâu đài, giấy khai tử và một
số hình ảnh...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.