DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 9

7

L Ờ I G I Ớ I T H I Ệ U

Cứ thế, những chuyến đi nối tiếp những chuyến đi. Không
chịu ngồi tĩnh tại trong thư viện, trong văn khố hay trong
phòng làm việc để chỉ đọc và viết, chị Mathilde Tuyết Trần
bỏ nhiều thời giờ để đi điền dã. Sống ở Pháp nhiều năm,
thông thạo ngôn ngữ và văn hóa Pháp, biết rõ đường đi
nước bước, chị không ngại vượt qua hàng nghìn cây số để đi
tìm tư liệu về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử mà chị
muốn biết. Có thể gọi chị là một

nhà du khảo lịch sử được

chăng? Với chị, câu ngạn ngữ

“Đi một ngày đàng, học một

sàng khôn” được đổi thành “Đi một ngày đàng, biết một
sàng thông tin”.
Chị kể: “Về nhà, tôi ghi lại những ấn tượng, những hiểu biết
đã thu thập được trong chuyến đi. Nhiều khi tôi viết cả 10
tiếng đồng hồ trong một ngày. Có lúc, vào 3 giờ sáng, đang
ngủ, tôi giật mình thức dậy, lại bật máy vi tính viết tiếp, sợ
quên mất một ý tưởng hay một chi tiết nào đó”.
Dấu xưa - Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn, gồm 5 chương liên
quan đến triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, là thành
quả của những chuyến đi đó. Cuốn sách không có tham vọng
trình bày một cách có hệ thống toàn bộ lịch sử 143 năm của
triều đại này, mà chỉ đề cập đến một số khía cạnh có ý nghĩa
nhất định, từ trách nhiệm để mất chủ quyền quốc gia dưới
thời vua Tự Đức (chương I) đến cuộc khởi nghĩa vũ trang có
sức chiến đấu bền bỉ nhất vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
(chương IV), rồi chuyện hai nhà vua yêu nước Hàm Nghi và
Duy Tân bị lưu đày xa Tổ quốc (chương II và chưong III). Sự
kiện kể trong chương cuối cùng (chương V) tuy bắt đầu từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.