☘ LÔI KÉO TRẺ NHẬP TÂM VÀO CUỘC NÓI CHUYỆN
Nói chuyện cần có thời gian, đồng thời cũng nên nói chuyện trong
không khí thoải mái, để cha mẹ và con có cơ hội tham dự bình đẳng
ngang nhau. Nên trò chuyện một cách tự do, tùy hứng. Bạn không nên
sắp đặt hay dự đoán sẵn một kết quả, hãy thử để con bày tỏ quan điểm
và cách nhìn của chúng một cách thoải mái.
☘ TIẾP NHẬN VÀ TÔN TRỌNG MỌI CẢM NHẬN CỦA TRẺ
Khi trẻ nói chuyện, cha mẹ nên yên lặng, chuyên tâm lắng nghe,
nhưng không nên đưa ra lời nhận xét. Cha mẹ không cần thiết phải chú
ý đến biểu hiện của trẻ, mà chỉ cần tiếp nhận cảm xúc của chúng. Ví dụ
khi trẻ bày tỏ thái độ giận dữ với bạn cùng lớp, thì cha mẹ nên hiểu cảm
nhận của chúng, có thể an ủi nhưng nên cho trẻ biết không được thể
hiện sự giận dữ bằng cách châm chọc hay đánh người.
Cha mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ mà không cho chúng cơ hội bày tỏ
cách nghĩ của mình. Trách mắng, chỉ trích thô bạo không thể giải quyết
được vấn đề. Cha mẹ không nên ở trên cao nhìn xuống, mà nên cúi
xuống lắng nghe trẻ. Khi trẻ có quan điểm đáng khen thì cha mẹ nên
thể hiện thái độ ủng hộ rõ ràng, nếu trẻ có nhận thức sai về vấn đề gì đó
thì cần chỉ dẫn dần dần. Lắng nghe trẻ nói chính là chiếc chìa khóa mở
cánh cửa tâm hồn trẻ.
KHÔNG SO SÁNH CON MÌNH VỚI CON NGƯỜI