thiệp một cách thô bạo, áp đặt những suy nghĩ cổ hủ vào cuộc sống của
cháu.
Bà nội đâu biết rằng, cách làm đó sẽ biến cháu trở thành người thiếu
chính kiến, hèn nhát và ỷ lại, tính tự lập và sự tự tin cũng đã không còn.
Còn cách làm của mẹ Tuấn lại khuyến khích em làm mọi việc, điều này
có lợi cho sự trưởng thành của trẻ, cũng là phương pháp giáo dục nên
được áp dụng rộng rãi.
❋ LỚP HỌC GIA ĐÌNH ❋
Cha mẹ không nên hạn chế tự do của con trẻ hoặc quyết định thay
chúng, mà nên cho chúng một số quyền tự chủ nhất định. Có thể tham
khảo một vài phương pháp sau.
☘ GIẢI PHÓNG TAY, MIỆNG VÀ BỘ NÃO CỦA TRẺ
Các bậc cha mẹ nên hiểu quyền lợi và vai trò của trẻ trong cuộc sống.
Trẻ là một thành viên trong gia đình, có quyền không đồng ý với ý kiến
của cha mẹ, có quyền phát ngôn về những quyết định có ảnh hưởng đến
mọi người, có quyền đưa ra ý kiến và phát huy khả năng của mình. Khi
nhận thức rõ ràng điều này, cha mẹ hãy giải phóng tay, miệng và bộ não
của trẻ, để trẻ thực hiện quyền lợi của mình, cho trẻ dám nghĩ, dám làm,
chứ không phải mọi việc đều phụ thuộc vào người khác.
☘ CHO TRẺ CƠ HỘI TỰ QUYẾT ĐỊNH
Với những việc không mang tính nguyên tắc hoặc nguy hiểm, cha mẹ
có thể để con tự quyết định và tạo nhiều cơ hội cho con thực hiện. Cha
mẹ đừng chi phối trẻ, hãy cho chúng thời gian và cơ hội để suy nghĩ, học
tập và vui chơi độc lập. Có như vậy, trẻ mới trở thành người tự lập, có
chính kiến.
☘ TÔN TRỌNG Ý MUỐN CỦA TRẺ
Cha mẹ nên tôn trọng, đối đãi bình đẳng với trẻ, tôn trọng địa vị của
trẻ trong gia đình. Đối với những việc có liên quan đến con, nên lắng
nghe ý kiến của trẻ, khi cha mẹ không đồng ý cũng phải nói chuyện với
trẻ bằng ngữ khí thương lượng để thể hiện sự tôn trọng. Khi trẻ đang
nói, đừng ngắt lời hay phản bác, đừng can thiệp vào cách thức mà trẻ