DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 116

cuộc trẻ cũng phải trưởng thành, trong quá trình đó không thể tránh
việc gặp phải khó khăn trắc trở, nhưng, nếu “không trải qua mưa gió,
sao thấy được cầu vồng”, bởi vậy, cha mẹ hãy kịp thời buông tay trẻ.

GIÚP TRẺ THOÁT KHỎI SỰ CÔ ĐỘC

Nhiều trẻ có tính cách lầm lì, không hòa nhập,

không thích giao lưu với người khác, đặc biệt là những

trẻ là con một trong gia đình. Thậm chí có trẻ, vì ở nhà được bố mẹ
chiều nên trở nên ngang bướng, thích chơi một mình, chỉ biết đến
bản thân chứ không nghĩ đến người khác. Những trẻ như vậy khi
lớn lên sẽ rất khó chung sống với mọi người, khó thích ứng với cuộc
sống xã hội.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại, Aristotle từng nói: “Con người là loài

động vật xã hội, không thể tồn tại độc lập. Một người nhất định phải
giao tiếp với người khác mới hoàn thành được quá trình xã hội hóa,
khiến bản thân từng bước trưởng thành”. Một công trình nghiên cứu
cho thấy, những trẻ hòa nhập tốt với tập thể có phạm vi kiến thức, khả
năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng giao tiếp xã hội đều vượt trội hơn
những đứa trẻ cô độc, lầm lì. Những trẻ này nhiệt tình, hoạt bát, gan dạ,
dũng cảm, dễ hòa nhập với môi trường mới. Trẻ sinh ra vốn dĩ trong
sáng hoạt bát, thích hoạt động. Nhưng nếu chúng không giao lưu với
người khác trong thời gian dài, thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm của
cha mẹ thì sẽ dần trở nên ít nói, lãnh đạm, sợ tiếp xúc với người khác.

Hồi nhỏ, Minh rất ít khi sống cùng bố mẹ, bố công tác ở thành phố khác, mẹ
ngày nào cũng đi làm, vậy là họ tìm một cô trông trẻ để trông nom em. Đang
tuổi bập bẹ học nói, đáng lẽ em phải được tiếp xúc, nói chuyện với nhiều
người, nhưng cả ngày em chỉ lặng lẽ ngồi chơi đồ chơi một mình.
Cứ thế, Minh sống hai năm trong môi trường ít giao tiếp, đến tuổi đi học mẫu
giáo, mẹ mới đón em về. Ngày đầu tiên đi học, khi nhìn thấy nhiều gương
mặt xa lạ, Minh rất lúng túng, khi bạn bè chơi đùa vui vẻ thì em chỉ ngồi trong
một góc và không lên tiếng.

Những trẻ sống khép kín, do không tin tưởng người khác nên không

muốn tiếp xúc với cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Cậu bé Minh trong ví dụ
trên, khi gặp người lạ thì cảm thấy sợ hãi, nếu không kịp thời thay đổi
tình hình, tiếp tục để như vậy, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.