☘ CHÚ Ý CHẤT LƯỢNG CHƠI
Thích chơi là bản tính của trẻ, cha mẹ không cần phải quá lo lắng,
nhưng nên chú ý hướng dẫn trẻ cách chơi cho có chất lượng. Trước tiên,
cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi với con, thậm chí hòa nhập với
bạn bè của trẻ xem chúng chơi gì, chơi thế nào? Hãy là người có tâm với
trẻ, khi cha mẹ đã trở thành “đồng đội” cùng chơi với trẻ, chúng sẽ
không còn quá chìm đắm với thế giới bên ngoài nữa. Trong quá trình
chơi, cha mẹ nên chọn thời điểm thích hợp, đưa vào trò chơi một số
kiến thức khoa học trong cuộc sống, những hành vi cử chỉ hàng ngày để
trẻ vừa chơi vừa học.
☘ DẠY TRẺ CÁCH TỰ QUẢN LÝ
Cách giáo dục tốt nhất là tự giáo dục. Điểm mấu chốt để kìm hãm
tính ham chơi của trẻ là một mặt, cho trẻ kết hợp giữa học và chơi; mặt
khác, bồi dưỡng hứng thú học tập cho trẻ, khiến trẻ cảm nhận được
niềm vui trong học tập. Dùng vui chơi là phần thưởng cho việc trẻ chăm
chỉ học tập. Khi trẻ có tiến bộ trong việc kiềm chế chơi đùa, nên kịp thời
khen thưởng chúng, từ đó khiến trẻ học được cách tự quản lý bản thân.
ĐỂ TRẺ CHỊU HẬU QUẢ
CỦA VIỆC LỀ MỀ
Trong cuộc sống, rất nhiều trẻ có thói xấu là chậm chạp, lề mề,
những việc rõ ràng có thể hoàn thành trong thời gian ngắn nhưng
lại kéo dài rất lâu. Tật xấu này khiến cha mẹ vô cùng đau đầu.
Rất nhiều trẻ hay ngủ nướng, sáng nào cũng phải để cha mẹ gọi hết
lần này đến lần khác, phải đến khi sắp muộn học mới cuống cuồng vùng
dậy. Để chấm dứt tình trạng này, chúng ta hãy mạnh dạn cho trẻ chịu
hậu quả khi kéo dài thời gian. Đi học muộn, bị thầy cô phê bình, trẻ sẽ
cảm thấy tự xấu hổ và rút ra được bài học.
Cậu bé Đăng đã đến tuổi vào lớp một, phải chuẩn bị đi học, gia đình cậu lo
lắng không yên vì Đăng là chúa lề mề. Em làm việc gì cũng chậm chạp; từ
việc ăn uống, mặc quần áo, vẽ tranh, viết chữ, chơi trò chơi, bài tập không
bao giờ hoàn thành đúng thời hạn, thường xuyên quên mất việc cần làm. Mỗi
lần cần chuẩn bị làm việc gì, như đi học, tắm rửa, đến nhà người thân, nếu bố