☘ KHÔNG DUNG TÚNG TRẺ
Cha mẹ - nhất là những người trẻ tuổi đừng quá cưng chiều con,
đừng cho trẻ mọi thứ chúng cần. Làm như vậy rất dễ khiến chúng tự coi
mình là nhất, là trung tâm. Cha mẹ không nên nghĩ: “Con mình không
được thua kém bất cứ đứa trẻ nào. Con người khác có gì, con mình cũng
phải có cái đó”. Nếu cha mẹ cũng có tính háo danh, thích khoa trương
thì rất khó dạy trẻ, ngược lại càng khiến trẻ sai lầm hơn.
☘ GIÚP TRẺ XÂY DỰNG QUAN NIỆM DANH DỰ ĐÚNG ĐẮN
Điều này có nghĩa là giúp trẻ hình thành nhận thức và thái độ đúng
đắn đối với vinh quang, địa vị, được mất, thể diện. Mỗi người cần phải
có lòng tự hào nhất định, đồng thời cần phải biết giữ thể diện một cách
hợp lý, thể diện “nhất định phải có, nhưng làm quá cũng không được”.
Nếu cứ “ếch muốn bằng bò”, theo đuổi danh dự, thể hiện bản thân một
cách quá đà có thể sẽ khiến tâm lý của bản thân trở nên lệch lạc.
☘ CÓ QUAN NIỆM SO SÁNH ĐÚNG ĐẮN
Khi nói chuyện với con, hãy dạy trẻ so sánh từ giá trị xã hội chứ
không phải từ giá trị cá nhân. Ví dụ, cho trẻ biết nên so sánh cống hiến
của mỗi người cho tập thể chứ không phải đánh giá điểm tốt của cá nhân
mình; phải so sánh kết quả học tập, đóng góp của bản thân cho lớp chứ
không phải so sánh quần áo, đồ dùng; phải so sánh với bạn giỏi hơn
mình chứ không so sánh với những bạn kém mình, nếu không, trẻ sẽ dễ
hình thành sự tự mãn.
☘ XÂY DỰNG TẤM GƯƠNG HỌC TẬP
Cha mẹ có thể kể cho con về những cá nhân tiêu biểu trong học tập,
cuộc sống, lấy những anh hùng cách mạng, nghệ sĩ nổi tiếng làm tấm
gương cho trẻ học theo.
☘ TẬN DỤNG NHÂN TỐ TÍCH CỰC
Nắm bắt được nhân tố tích cực trong tâm lý thích so sánh của trẻ để
khích lệ chúng không ngừng tiến bộ. Tính thích so sánh có hai mặt, nếu
biết tận dụng thì có thể khích lệ được mặt tốt ở trẻ. Ví dụ, trẻ không tích