BIẾN TÂM LÝ THÍCH SO SÁNH THÀNH
ĐỘNG LỰC
Khi điều kiện vật chất trong mỗi gia đình ngày càng được nâng
cao, thì bố mẹ cũng cho trẻ nhiều tiền tiêu vặt nhiều hơn, cộng với
việc trẻ thích những thứ mới mẻ, chúng sẽ có tâm lý thích so sánh
với bạn bè.
Làm thế nào để đối phó với tâm lý thích so sánh của trẻ, đó cũng là
một chủ đề quan trọng trong giáo dục con cái. Đó có thể không phải là
vấn đề nổi cộm trong quá trình trưởng thành của trẻ, nhưng nếu xử lý
không tốt thì rất có thể ảnh hưởng tới cả đời trẻ. Đây cũng là vấn đề
chúng ta thường bỏ qua nhất khi dạy trẻ.
Trong cuộc sống, Hòa rất hay so sánh với người khác; ăn mặc, đi lại đều coi
trọng thương hiệu, giá cả, thậm chí còn hỏi cha mẹ giá và thương hiệu của
quần áo, đồ gia dụng trong nhà để khoe với bạn ở lớp. Nếu yêu cầu không
được đáp ứng thì em trở nên cáu kỉnh.
Một lần, Hòa thấy nhiều bạn trong lớp được đưa đi học bằng ô tô, thế là em
nằng nặc xin cô của mình, một doanh nhân, hàng ngày lái xe đưa em đi học.
Sau khi yêu cầu được đáp ứng, em không cho cha mẹ đưa đón nữa, đồng
thời giới thiệu cô là mẹ mình, còn người trước đây thật ra chỉ là bảo mẫu.