không vui, khi đó cha mẹ nên động viên trẻ: “Kết quả thi không nói lên
được điều gì, cha mẹ không yêu cầu con phải được điểm mười, chỉ cần
con cố gắng hết sức là được! Cha mẹ tin con rất giỏi! Chỉ cần con cố gắng
thì việc gì con cũng sẽ làm tốt! Cha mẹ yêu con!”.
☘ CÙNG CON ĐỐI DIỆN VỚI VẤN ĐỀ
Trẻ cũng có nhiều suy nghĩ, cũng gặp phải vô số khó khăn khi đến
trường. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đó chỉ là những niềm vui nỗi buồn
bình thường, có thể bỏ qua không cần quan tâm. Nhưng nếu những vấn
đề nhỏ ấy tích tụ lại, lâu dần sẽ biến thành vấn đề lớn. Nếu cha mẹ chú
trọng đến những điều trẻ buồn, lo lắng, bàn bạc cùng chúng, đưa ra ý
kiến thì sẽ kịp thời giải quyết vấn đề.
☘ CHIA SẺ VỚI TRẺ NHỮNG VUI BUỒN Ở TRƯỜNG
Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với trẻ về những chuyện thú vị
hoặc không vui ở trường, để trẻ thổ lộ hết nỗi lòng. Khi trẻ tan học là cơ
hội tốt để cha mẹ và trẻ trò chuyện, nhưng nhiều cha mẹ lại không nhận
ra điều này. Hàng ngày, từ trường về, trẻ sẽ có tâm trạng và những trải
nghiệm khác nhau, chúng rất mong muốn được chia sẻ với cha mẹ. Đặc
biệt, khi được khen ngợi, hoặc có tiến bộ, trẻ sẽ rất muốn được kể, thậm
chí muốn không nói nhưng cha mẹ cũng biết, niềm vui đó có thể là
động lực lớn nhất để trẻ tiếp tục tiến bộ.
☘ CHỜ ĐỢI CÙNG TRẺ
Có những trẻ không thích trường học, nhưng cha mẹ có thể tạo ra
mục tiêu để khiến trẻ trông chờ. Nếu trẻ còn học tiểu học, cha mẹ có thể
nói: “Khi bằng tuổi con, bố mẹ rất thích đi học, vì ở trường có rất nhiều
bạn, các bạn cùng chơi trò chơi. Giờ bố mẹ lớn rồi, không có nhiều bạn
chơi cùng nữa. Ngày mai con đi học về, nhớ kể cho bố mẹ xem con chơi
cùng ai, chơi gì nhé! Bố mẹ rất ngưỡng mộ con, sao con có nhiều bạn
như thế!”.