☘ KHEN NGỢI TRẺ NHIỀU HƠN
Cha mẹ cần tích cực phát hiện ưu điểm và khen ngợi trẻ; hãy giảm
bớt sự phê bình, trách mắng; lắng nghe, hiểu và tôn trọng trẻ hơn.
☘ LIÊN HỆ VỚI THẦY, CÔ GIÁO
Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện không thích đi học, cha mẹ nên liên hệ
với giáo viên của con, cho thầy cô biết ưu điểm và sở trường của trẻ và
xin thầy cô khen ngợi trẻ nhiều hơn. Nếu được, có thể căn cứ vào sở
trường để cho trẻ đảm nhận công việc tương ứng, tăng cường tinh thần
trách nhiệm và sự tự tin cho trẻ.
☘ KHUYẾN KHÍCH TRẺ LÀM QUEN VỚI NHIỀU BẠN Ở TRƯỜNG
Ở
trường, trẻ có được sinh hoạt và học tập trong bầu không khí thoải
mái, hòa hợp hay không là điều rất quan trọng. Cha mẹ nên khuyến
khích trẻ làm quen với nhiều bạn bè. Với những đứa trẻ nhút nhát, rụt
rè, cha mẹ có thể mời bạn của trẻ đến nhà sau khi tan học để giúp chúng
xây dựng tình bạn. Với trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có thể khuyến
khích chúng tham gia các hoạt động như tập thể dục thể thao để có cơ
hội kết bạn. Cũng có thể tổ chức những bữa tiệc nhỏ vào ngày nghỉ, ngày
lễ, mời bạn bè của trẻ đến nhà để tăng cường sự thân thiết giữa trẻ và
các bạn, cũng là để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ.
☘ CHO TRẺ SỰ TỰ TIN
Cha mẹ nên biết cách nắm bắt thông tin trẻ tiết lộ qua lời nói; khi trẻ
có cảm xúc tiêu cực, nên kịp thời hóa giải, đồng thời khen thưởng và
khích lệ để trẻ thêm tự tin.
Nếu thành tích của trẻ không tốt, vì sợ cha mẹ và thầy cô trách
mắng, nên chúng sẽ mất đi sự tự tin trong học tập và sợ đến trường. Nếu
cha mẹ và thầy cô phối hợp để trẻ lấy lại được sự tự tin, chắc chắn thành
tích của trẻ sẽ được cải thiện. Vì thế khi trẻ có một chút tiến bộ, cha mẹ
hãy nhanh chóng nắm bắt thời cơ để biểu dương, hoặc cho trẻ đảm nhận
những nhiệm vụ mà chúng có thể hoàn thành, giúp chúng cảm nhận
được niềm vui khi hoàn thành tốt công việc, từ đó, xây dựng được lòng
tự tin.
Nếu bị thầy cô giáo phê bình vì thành tích không tốt, chúng sẽ rất