hãy dùng các biện pháp để trẻ không thấy vui, sau khi trẻ đã sửa lỗi mới
xóa bỏ cảm giác không vui ấy. Điểm mấu chốt của phương pháp này là
phải để trẻ cảm nhận được những cảm xúc tương ứng, như thế dần dần
trẻ sẽ thiết lập được cho mình khuôn khổ ứng xử.
☘ XÁC LẬP HÀNH VI
Yêu cầu trẻ từng bước khắc phục hành vi không tốt. Ví dụ, khi chơi
thua trò chơi nào đó, trẻ ăn vạ, đánh người, trước tiên cha mẹ nên yêu
cầu chúng không ăn vạ nữa, rồi dạy chúng phối hợp tích cực, thân thiện
với bạn bè. Khi trẻ có tiến bộ, đừng quên khen ngợi, cuối cùng trẻ sẽ
tuân thủ theo luật chơi, không ăn vạ vô lý nữa.
☘ KHEN THƯỞNG
Đây là một phương pháp có thể khiến trẻ cảm thấy hào hứng. Ví dụ
đơn giản như cha mẹ nói với con rằng, không mắng ai sẽ được một hình
tam giác, không đánh bạn được một hình tròn, mấy hình tam giác hoặc
hình tròn sẽ đổi một ngôi sao. Có đủ mấy ngôi sao sẽ được một phần
thưởng nhỏ. Lâu dần, trẻ sẽ sửa đổi được thói quen xấu.
☘ PHƯƠNG PHÁP XÓA BỎ NHỮNG HÀNH VI BẠO LỰC BAN ĐẦU
Để hạn chế hành vi công kích của trẻ, nhất định không được dùng
hình phạt nghiêm khắc. Vì dù bề ngoài trẻ có vẻ nghe lời, nhưng trong
lòng trẻ vẫn còn ấm ức, chúng trở nên cáu kỉnh. Chỉ cần không hại đến
người khác và bản thân trẻ, thì cho trẻ giải tỏa những bức xúc của mình
là điều cần thiết. Ví dụ, khi tập viết, vì sợ viết sai mà trẻ cảm thấy rất
căng thẳng. Lúc này, bố mẹ có thể cùng con đánh bao cát, vận động tay
chân một chút cho trẻ thả lỏng rồi học tiếp. Có cha mẹ cho rằng phạt
đánh sẽ khiến trẻ giảm bớt hành vi bạo lực, nhưng thực tế trẻ sẽ lại nhìn
vào chính những hành động đánh đập đó của cha mẹ để học theo.
❄ ❅ ❆
TÌM RA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
THÍCH HỢP VỚI TRẺ
Có những đứa trẻ rất thông minh, nhưng cứ mở sách ra là
không thể học nổi. Cũng có những trẻ học rất chăm chỉ nhưng lại