DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 213

Hiện nay, chỉ có một việc khiến cho học sinh cảm thấy hào hứng

nhất là nhà trường cho học sinh nghỉ học để tổ chức hoạt động ngoại
khóa. Khi trẻ hơi mệt mỏi và được cha mẹ cho nghỉ ở nhà, chúng sẽ lập
tức hưởng ứng. Trẻ không có hứng thú với việc học, cảm giác chán học
khiến chúng không muốn đến trường, thậm chí trốn tiết, bỏ học.

Biểu hiện chính của những trẻ chán học là: không chú ý, học một

cách bị động, thiếu ý thức tranh thủ thời gian, không có hứng thú với
học hành, cho dù cha mẹ có dành nhiều thời gian ngồi học cùng trẻ thì
chúng vẫn làm bài sai.

Năm nay, Liên học lớp năm. Cô bé khá xinh xắn, tính cách dễ thương, ở nhà
cũng rất tự lập, thường giúp bố mẹ làm việc nhà, bố mẹ rất tự hào về em.
Nhưng Liên có một khuyết điểm khiến bố mẹ rất đau đầu, cứ mỗi lần ngồi
làm bài tập là em lại ngáp ngắn ngáp dài, mất rất nhiều thời gian mới hoàn
thành. Bố mẹ mua cho em rất nhiều sách đọc thêm nhưng em không bao giờ
đọc. Thầy cô thường phản ánh với bố mẹ rằng, ở trên lớp Liên không tập
trung, không thích học.

Trong ví dụ trên, Liên cũng như nhiều đứa trẻ khác khiến cha mẹ

phiền lòng là do em không thích học. Để giúp trẻ không còn chán học,
trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao.

Trước tiên, thiếu sự hấp dẫn với trẻ. Không phải thứ gì cũng khiến trẻ

hứng thú. Nếu học mà không hiểu được thật rõ bản chất thì trẻ sẽ không
hứng thú, lâu dần sẽ chán học. Trẻ thường cho rằng học tập ảnh hưởng
đến sở thích của mình, ví dụ như xem tivi, xem phim, chơi điện tử. Vì
thế trẻ thường coi học tập là đối tượng cần “bài xích”.

Thứ hai, tính tích cực bị đả kích. Việc cha mẹ yêu cầu quá cao, hoặc

trẻ thỉnh thoảng gặp thất bại đều có thể hạn chế tính tích cực của trẻ.
Ban đầu, trẻ tràn đầy hy vọng, nhưng cuối cùng không có được kết quả
tốt, hoặc bài thi không được điểm mong muốn, cha mẹ lại không kịp
thời khích lệ, thậm chí còn chế nhạo, đánh mắng trẻ, điều này khiến trẻ
sợ học hơn.

Thứ ba, trẻ phải học thêm quá nhiều. Ngày nay, trẻ bị ép học quá

nhiều khiến chúng không còn thời gian tự do cho mình. Điều này khiến
trẻ rối loạn cảm xúc, không có lợi cho sự phát triển tâm lý cũng như việc
bồi dưỡng hứng thú học tập cho chúng. Với những trẻ chưa đến độ tuổi
đi học, nên cho chúng tiếp nhận kiến thức trong không khí vui vẻ, dần
dần thúc đẩy sự hình thành kỹ năng và những thói quen tốt. Ở giai đoạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.