này, “học tập” với trẻ chỉ là một trò chơi, nếu bị ép, trẻ sẽ hình thành
nên suy nghĩ “bố mẹ bắt mình học”, điều này rất không tốt cho tinh
thần học tập của trẻ sau này.
❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋
Muốn nâng cao tính tích cực trong học tập của trẻ, phát huy hết tiềm
năng và trí tuệ, giúp trẻ có kết quả học tập tốt, thì nhất định phải nâng
cao hứng thú học tập cho chúng. Thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ lại không
biết làm thế nào để khiến trẻ hứng thú học tập. Dưới đây là một vài
phương pháp để cha mẹ tham khảo.
☘ BỒI DƯỠNG TÍNH HIẾU KỲ
Với trẻ, hứng thú chính là một loại hiếu kỳ, tò mò khiến trẻ muốn
được tìm hiểu, là sự khởi đầu để trẻ khám phá thế giới. Có tính tò mò
nghĩa là trẻ thích tiếp xúc với những sự vật mới. Khi tiếp xúc với càng
nhiều sự vật mới thì trẻ sẽ càng muốn biết nhiều hơn, mà muốn biết
chính là động lực học tập đầu tiên.
☘ CHO TRẺ CẢM NHẬN DƯ VỊ CỦA THÀNH CÔNG
Muốn trẻ hứng thú với học tập, trước tiên phải để chúng cảm nhận
được dư vị của thành công. Nếu để trẻ nản lòng thì sẽ không thể tiến bộ
được. Ví dụ, nếu trẻ học tốt văn nhưng kém toán thì khi làm bài tập nên
bảo trẻ làm văn trước rồi hãy làm toán. Nếu ngược lại, thì không chỉ
toán không làm được mà văn cũng làm không tốt. Khi làm toán, nhắc
trẻ làm bài dễ trước rồi đến bài khó. Cũng nên hướng dẫn trẻ khi có bài
kiểm tra, làm bài dễ trước, bài khó sau. Như vậy, sẽ không chỉ tăng
cường sự tự tin mà còn khắc phục được chứng sợ thi cử. Cách này có thể
loại bỏ sự căng thẳng tinh thần trong phòng thi, trẻ làm bài sẽ thoải mái
hơn, kết quả cũng tốt hơn.
☘ BỒI DƯỠNG TÍNH TỰ LẬP, CẦU TIẾN
Động cơ học tập có mối liên hệ mật thiết với tính tự lập, cầu tiến.
Tinh thần cầu tiến, tham vọng cao sẽ duy trì hiệu quả cao trong học tập.
Kết quả học tập tốt lại có tác dụng nâng cao động cơ học tập. Ngược lại,
nếu không có tinh thần cầu tiến thì việc học chỉ ở thế bị động, thậm chí
càng học kết quả càng tồi tệ.