☘ CẢ GIA ĐÌNH CÙNG THAM GIA
Chỉ cần hướng dẫn đúng cách là trẻ có thể hình thành được thói
quen tư duy trong môi trường gia đình. Dù trẻ lớn hay nhỏ, cha mẹ đều
nên tạo điều kiện cho trẻ nói ra ý kiến của mình. Cả nhà quây quần bên
bàn ăn cùng nói về những chuyện xảy ra trong ngày, đó chính là cơ hội
tốt nhất để chỉ bảo trẻ.
☘ KỂ CHUYỆN CƯỜI
Qua tiếng cười, trẻ sẽ hiểu được rằng tiêu chuẩn đánh giá sự vật
không phải là duy nhất. Sở dĩ, những lời nói mang hai hàm ý khiến mọi
người cười là vì chúng dẫn dắt người ta hiểu từ ngữ ở phương diện khác.
☘ PHÁ VỠ QUAN NIỆM TRUYỀN THỐNG
Quá trình phát triển của nhân loại là một quá trình không ngừng
thay đổi quan niệm truyền thống. Trước khi Edison phát minh ra đèn
điện, con người đã từng hài lòng với việc dùng đèn dầu thắp sáng; nếu
không phải máy tính thay đổi căn bản cuộc sống thì mọi người giờ vẫn
bận rộn với giấy, bút mực. Trẻ rất ít bị ràng buộc bởi quan niệm truyền
thống, càng thường hoài nghi về những điều tưởng chừng cố hữu. Bởi
vậy, cha mẹ nên khích lệ trẻ duy trì thói quen nghi ngờ, chất vấn, tích
cực tìm hiểu và sáng tạo.
☘ ĐƯA RA NHỮNG CÂU HỎI ĐI NGƯỢC VỚI NGUYÊN TẮC
Những câu hỏi thú vị, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng, không có
đáp án cố định có thể nâng cao khả năng tư duy cho trẻ. Muốn kích
thích trí tưởng tượng của trẻ, có thể hỏi những câu như: “Nếu tất cả xe ô
tô đều sơn màu vàng thì sẽ có ưu điểm và nhược điểm gì?”.
☘ DIỄN ĐẠT MỘT CÁCH CHUẨN XÁC
Diễn đạt một cách chuẩn xác không chỉ tránh hiểu lầm mà còn giúp
tư duy thêm nhạy bén. Trong đó, hiểu đúng ý nghĩa của từ ngữ là bài tập
rèn luyện trí lực rất khó khăn, nó giúp trẻ hiểu rốt cuộc mình đang nghĩ
gì. Có một trò chơi gia đình cha mẹ có thể tham khảo: bịt mắt trẻ lại, để
một đứa trẻ khác chọn một trong hai bức tranh tương tự nhau, rồi miêu