DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 55

tâm đến tập thể, kết quả học tập ở mức trung bình, về cơ bản cậu là một học
sinh tốt. Nhưng do ham chơi, thường xuyên không hoàn thành bài tập đúng
hạn, hơn nữa, em lại có một vài thói quen vệ sinh không tốt, nếp sống lại
không văn minh nên cô giáo thường xuyên phàn nàn với gia đình. Mỗi lần như
vậy, em lại bị bố mẹ và anh trai đánh mắng, mẹ còn nói: “Ở nhà này không
chứa người như nó”.
Minh từng nói với bạn: “Tớ ghét cái nhà này, ghét người trong nhà”. Em rất sợ
bố mẹ và anh trai phạt; để tránh bị phạt, em học cách nói dối, thậm chí, để
trả thù, em còn lấy trộm tiền của bố mẹ. Lên cấp hai, em vẫn không được
cha mẹ và thầy cô tin tưởng, vì thế mà em mất lòng tin với tất cả, suốt ngày
giao du với những người xấu, nhiều lần còn bỏ nhà ra đi.

Ví dụ trên cho thấy, việc trừng phạt thô bạo không mang lại tác

dụng, kết quả chỉ khiến trẻ trở nên ngỗ ngược, trì trệ hơn, thậm chí là
gặp trở ngại về tâm lý. Nhiều trẻ ban đầu còn sợ cha mẹ trách mắng,
nhưng lâu dần trở nên chai lì, bất cần.

Ngược lại, có nhiều cha mẹ lại thưởng cho con tùy tiện, động một

chút là thưởng tiền, thưởng vật phẩm, như thế sẽ khiến trẻ trông chờ
vào vật chất, thậm chí coi việc học là cách để đổi lấy phần thưởng.

Thật ra, thưởng phạt không phải là cách thể hiện nghệ thuật giáo dục

của cha mẹ, càng không phải để cha mẹ trút giận, mục đích của nó là
giúp trẻ trưởng thành một cách lành mạnh và tiến bộ. Thưởng và phạt là
hai cách giáo dục đối lập, cha mẹ nên lấy thưởng làm chủ đạo, trẻ tiến bộ
nên được thưởng. Đương nhiên, cách thức thưởng cũng phải khoa học -
phần sau của chương này sẽ nói rõ hơn. Việc trừng phạt cũng nên vừa
phải, trừng phạt ở đây không phải là giáo huấn, châm chọc, sỉ nhục hay
những hình thức bạo lực như phạt đứng, phạt quỳ, đánh đập, mà là một
phương pháp mang tính giáo dục. Cha mẹ nên phạt trẻ vào thời điểm
thích hợp, phạt để trẻ tâm phục khẩu phục, như vậy mới có tác dụng
ngăn chặn những hành vi không tốt.

Thầy hiệu trưởng của một trường tiểu học nọ, thấy một em học sinh ném đất
vào bạn, liền chặn lại và yêu cầu em ấy sau giờ học lên văn phòng. Hết giờ
học, thầy đến văn phòng thì em ấy đã ở đó. Thầy không phê bình trách mắng
mà cho em ấy một cái kẹo, nói: “Em đến đúng giờ, thầy đến muộn, thưởng
cho em đây”. Em học sinh đó vừa ngạc nhiên, vừa nghi ngờ nhận lấy kẹo.
Thầy lại lấy ra một cái khác đưa em và nói: “Thầy ngăn em không ném bạn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.