DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 56

em đã dừng lại ngay, thầy thưởng!”. Em học sinh vô cùng ngạc nhiên cầm lấy
kẹo. Thầy lại lấy cái thứ ba, nói: “Thầy được biết em ném mấy bạn nam đó là
vì họ bắt nạt bạn nữ khác, điều này cho thấy em rất coi trọng chính nghĩa,
chiếc kẹo này cũng thưởng cho em”. Khi ấy, em học sinh xúc động, bật
khóc: “Thầy, em sai rồi. Không phải em ném người xấu, đó là bạn học của
em…”. Thầy cười và lại lấy ra cái kẹo thứ tư: “Cái này thưởng cho em vì em
đã biết nhận sai. Thầy thưởng hết kẹo cho em rồi, chúng ta cũng nói chuyện
xong”.

Vì thế, chúng ta mới nói trừng phạt không trái ngược với tôn trọng,

nhà giáo dục học người Nga Makarenko từng nói: “Nguyên tắc cơ bản
của việc phạt là tôn trọng một người ở mức cao nhất có thể, nhưng cũng
đặt ra cho người đó yêu cầu ở mức cao nhất”.

❋L ỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋

Thưởng là để khích lệ, hỗ trợ việc bồi dưỡng cho trẻ những phẩm

chất tốt đẹp, còn phạt là để ngăn chặn và giảm bớt những hành vi không
tốt của trẻ. Thưởng cũng như phạt, cha mẹ đều phải chú ý ở mức độ
thích hợp, nếu không sẽ phản tác dụng.

☘ THƯỞNG SONG SONG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN

Khi thưởng, cha mẹ nên áp dụng cả thưởng tinh thần và vật chất, cần

coi trọng tinh thần hơn vật chất, không được thưởng tiền, đặc biệt là khi
trẻ có thành tích học tập tốt, cần để trẻ tự mình có cảm giác thích học,
coi việc học là một điều thú vị.

Thích được khen là bản tính của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ; nhu cầu

phần thưởng vật chất của chúng thì có hạn, còn nhu cầu được thưởng
món quà tinh thần là vô cùng vô tận.

☘ XÁC ĐỊNH RÕ MỤC ĐÍCH THƯỞNG

Nói rõ trước với trẻ, phải đạt điều kiện gì thì mới thưởng, để trẻ có

mục tiêu rõ ràng. Đương nhiên, mục tiêu không được đặt ra quá cao, trẻ
không làm được sẽ dễ nản lòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.