Khi trẻ phạm lỗi, việc cha mẹ cần làm nhất là hướng dẫn và khích lệ
chúng. Ví dụ, khi trẻ làm sai một phép toán đơn giản, bạn có thể nói:
“Phép toán đơn giản vậy cũng sai, con tự tìm nguyên nhân xem nào, lần
sau không được sai nữa nhé”. Khi thấy trẻ sai, cha mẹ nên giữ thái độ
bình tĩnh, nói chuyện với chúng như bạn bè, không phủ định lỗi của trẻ,
không phủ nhận nhân cách của chúng, khích lệ chúng tiếp tục cố gắng.
☘ NHẪN NHỊN VỚI NHỮNG LỖI NHỎ CỦA TRẺ, ÍT NỔI GIẬN
Khi trẻ làm sai, cha mẹ chỉ cần nhắc nhở cũng đủ để giáo dục trẻ,
mắng chửi sẽ không có tác dụng, cũng không nên nói những lời khó
nghe làm tổn thương. Đối với trẻ, một lời nói của người lớn, dù tốt dù
xấu đều mang ý nghĩa quan trọng trong suốt cuộc đời. Vì thế, dù là nói
đùa, cha mẹ cũng nên tránh những lời không hay.
☘ NÓI CHUYỆN BÌNH ĐẲNG VỚI TRẺ
Trẻ có quyền được nói, khi chúng muốn nói, cha mẹ nên tạo cơ hội
để chúng trình bày thoải mái; khi chúng buồn rầu, hãy khuyến khích
chúng nói. Khích lệ trẻ nói ra suy nghĩ của mình, dù là bất mãn hoặc ấm
ứ
c, cũng là giúp trẻ biết cách suy nghĩ, tăng cường ý thức tự chủ và khả
năng biểu đạt cho chúng.
☘ KHÔNG TỰ Ý QUYẾT ĐỊNH THAY CON
Mỗi đứa trẻ đều có suy nghĩ riêng, cha mẹ nên tôn trọng những suy
nghĩ ấy. Khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ nên có thái độ thẳng thắn giúp chúng
nhận ra và sửa chữa. Nếu trẻ tiến bộ, cha mẹ cần khích lệ cổ vũ bằng
những lời lẽ tán thưởng, để trẻ tiếp tục cố gắng.
☘ ĐỪNG DỌA LÀM TRẺ SỢ
Trẻ nhỏ rất dễ sợ hãi. Vì thế, cha mẹ không được dọa mà phải giáo
dục chúng bằng phương pháp đúng đắn. Trẻ bị sợ hãi một cách không
cần thiết sẽ có ảnh hưởng tới tâm lý sau này.
SAI LẦM 12:
THẤT VỌNG VỀ TRẺ