Bạn đã từng thất vọng vì biểu hiện của trẻ chưa? Có lẽ, hơn 90%
các bậc phụ huynh sẽ trả lời “đã từng”. Cho dù cha mẹ biết cách dạy
con thế nào cũng không tránh việc kỳ vọng con thành tài. Nhưng,
có kỳ vọng là sẽ có yêu cầu, khi con không đạt được tiêu chuẩn như
mình đặt ra thì cha mẹ sẽ buồn bã, thất vọng.
Cha mẹ thường thấy khó hiểu, tại sao giáo dục con lại khó vậy, dù
dồn hết tâm sức cũng không đạt được mục tiêu kỳ vọng. Vì thế, khi đối
diện với con, lúc nào cũng tự trách mình, lúc nào cũng thở dài than vãn,
thậm chí là thất vọng. Thật ra, làm vậy là không đúng, khi trẻ nhìn thấy
sự thất vọng của cha mẹ, chúng sẽ thiếu tự tin.
Chuyên gia giáo dục người Nhật - Shoichi Kobayashi kể rằng, khi Goro - con
trai ông có bất cứ câu hỏi gì, ông đều nhẫn nại giải đáp, làm như vậy con ông
ngày càng tích cực hỏi. Lúc con được năm tuổi, Kobayashi nói: “Những câu
hỏi của con, bố không thể trả lời được nữa. Nhưng bố sẽ đưa con đến trường
học, ở đó có rất nhiều thầy cô giáo, họ sẽ trả lời hết mọi câu hỏi của con,
con hãy trưởng thành nhanh nhé!”.
Chính vì lẽ đó, nên Goro rất mong chờ được đến trường. Nhiều cha mẹ không
nhận ra tầm quan trọng trong việc bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi của con.
Khi trẻ quấn lấy mình để hỏi, cha mẹ vui thì trả lời, không vui là sẽ quát: “Con
đi chỗ khác chơi, phiền quá! Còn lằng nhằng bố đưa đến trường cho cô giáo
dạy!”. Như vậy, chưa đi học trẻ đã nghĩ trường học là nhà tù và cô giáo là chủ
nhân ở đó, trẻ sẽ không còn hứng thú nữa. Goro đi học có lần kiểm tra được
76 điểm, về nhà em nói: “Bố, con xin lỗi, con chỉ được 76 điểm”. Ông giơ
ngón cái lên nói: “Con giỏi lắm, hơn mức mong muốn của bố rồi đấy!” Goro
liền hỏi: “Bạn con được 86 điểm mà bị bố bạn ấy đánh, bố hy vọng con được
bao nhiêu điểm?” Kobayashi giơ tay ra: “60 điểm”. Cậu con trai thấy vậy thì
lấy làm lạ. Ông nói: “60 điểm là đạt rồi, trong xưởng sản xuất, sản phẩm đạt
chuẩn là có thể xuất xưởng mà. Mất thêm thời gian chỉ lãng phí vốn mà thôi”.
Goro vui vẻ nói: “60 điểm thì quá đơn giản. Thế thời gian còn lại của con sẽ
làm gì?”, Kobayashi nói: “Con hãy đọc sách”
Goro quả thực đã làm vậy. Tuy kết quả học tập của em không phải tốt
nhất, nhưng đã trở thành người nhiều kiến thức nhất trường. Các bạn có
vấn đề gì đều nhờ em giúp; sau đó, em cũng trở thành nhà giáo dục.
Ví dụ trên đây cho thấy, với một đứa trẻ, ta nên khuyến khích, cổ vũ