DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 25

các bậc hiền nhân đều tham khảo sự cần thiết phải thuyết pháp và hướng dẫn sao cho đến
được với từng cá nhân mỗi tín hữu. Trong buổi tiệc lễ Quá hải, truyền thống hướng dẫn
chúng ta phải kể câu chuyện về chuyến ra đi để đến với sự tự do, để cho những đứa trẻ từ
khôn ngoan đến ranh mãnh, hồn nhiên, ngây dại, đều hiểu chuyện; mỗi đứa trẻ đều có
trình độ, ngữ điệu và ngôn từ riêng. Thông điệp của Do Thái luôn nhất quán: Mỗi đứa trẻ
đều là độc nhất vô nhị. Đừng đối xử giống nhau với tất cả các trẻ, nếu không bạn sẽ không
đến được với chúng.

Vậy làm sao bạn có thể thấy rõ năng khiếu và hạn chế của con đây? Bao nhiêu thứ có thể

được và nên được dành riêng cho quyết định của Chúa? Dưới đây là một số chỉ dẫn rất hữu
ích đối với các bậc phụ huynh hợp tác với tôi.

Chờ đợi sự khác biệt

Có lần tôi đọc được một lời dạy rất hay dành cho “nhà giáo dục hiện đại”. Lời dạy thế này:
“Hãy coi con là một hạt giống trong bao gói không có tờ nhãn. Nhiệm vụ của bạn là cung
cấp môi trường và chất dinh dưỡng phù hợp cho hạt, đồng thời hãy nhổ hết cỏ dại. Bạn
không thể quyết định xem mình sẽ trồng được loại hoa gì, hoặc hoa sẽ nở vào mùa nào.”
Khi sẵn sàng đón nhận những khác biệt của con, chúng ta sẽ trao cho con những thứ con
cần để phát triển tối ưu.

Tìm hiểu và chấp nhận tính khí của con

Cha mẹ của Simon đến gặp tôi vì cậu bé học hành sa sút. Là con giữa trong số ba anh chị
em, nhịp độ và tài năng của Simon hoàn toàn khác với các thành viên khác trong gia đình.
Cậu bé ăn chậm hơn nhiều, không thích đọc mục tiểu phẩm cười trên báo, là một vận động
viên giỏi hơn, một nghệ sĩ tốt hơn, và hòa nhã hơn cha mẹ chị và em. Nếu gia đình đi dã
ngoại và đi ngang qua một người đang ăn kem ốc quế, Simon với tính tình vui vẻ sẽ nói:
“Bạn ơi kem ngon thế. Kem vị gì vậy bạn?” ngay lập tức và không tốn chút công sức nào để
kết bạn.

Simon theo học trường có-áp-lực-cao và phải chật vật bắt kịp các bạn về mặt học thuật.

Khi tôi gặp gia đình cậu bé, cậu bé xanh xao và rụt rè. Cậu bé phải học gia sư tới 4 trong số
5 môn và phải uống thuốc vì Rối loạn Thiếu Tập trung (ADD). Cậu bé biếng ăn và cơ mặt
hay bị giật. Nhưng Simon đã khác hẳn sau khi chuyển sang trường học có cường độ học
chậm hơn, ít áp lực hơn về mặt xã hội và học tập, các buổi học gia sư được thay thế bằng các
chuyến đi trượt ván trong công viên hai lần mỗi tuần. Cậu bé không còn cần đến thuốc để
tập trung làm bài tập ở trường và ở nhà nữa. Tinh thần của cậu bé rất phấn chấn.

Rất nhiều gia đình đều có một bé Simon - một đứa trẻ có tài năng, tính khí và nhu cầu

khác với những thứ vốn được coi là bình thường đối với các bạn đồng trang lứa. Đứa trẻ
“khác biệt” của bạn có thể nhanh nhẹn, không kiên nhẫn, phản ứng mau lẹ, trong khi các
thành viên trong gia đình bạn có vẻ chậm hơn và hay suy ngẫm hơn. Tính khí của trẻ là bản
chế tạo của Chúa dành cho cá tính của trẻ; trẻ không thể thay đổi tính nết, ngay cả khi trẻ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.