DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 63

Chloe Eichenlaub, nguyên hiệu trưởng Trường Oaks tại Los Angeles, trò chuyện với tôi
rằng phụ huynh mong muốn bảo vệ con không phải chịu đựng một người bạn khó chịu
trong lớp học: “Đuổi học nó đi!” phụ huynh hét lên. “Nó làm mất quá nhiều thời gian của
giáo viên!”

Rất nhiều cha mẹ tốt bụng không nhận thấy giá trị khi có một đứa trẻ như vậy quanh

mình. Nếu hành vi của trẻ không cực đoan hoặc nguy hiểm, tiềm năng học hỏi xã hội là rất
lớn. Một đứa trẻ khó chịu khiến những đứa trẻ còn lại có cơ hội nâng cao khả năng xử lý
mâu thuẫn, học cách xoay sở khi bị xao nhãng và phát triển mạnh mẽ với tư cách là một
nhóm đoàn kết.

Khi tìm hiểu những khác biệt về văn hóa trong quá trình xã hội hóa của trẻ nhỏ, các nhà

nghiên cứu người Mỹ Dana Davidson và Joseph Tobin quan sát lớp học của trẻ 4 tuổi tại
trường mẫu giáo theo đạo Phật ở Kyoto, Nhật Bản. Dưới đây là bản mô tả về hành vi của bé
Hiroki:

Hiroki bắt đầu mọi việc bằng cách kéo dương vật ra khỏi quần đùi và vẫy vẫy dương
vật với cả lớp trong khi cả lớp hát bài chào buổi sáng. Trong giờ học hướng dẫn sau
đó, Hiroki trả lời mọi câu hỏi của cô giáo, và trong đó có rất nhiều câu hỏi cô không
hề hỏi bé. Khi không tự nguyện trả lời, Hiroki nói to về công việc của bé: “Con đang
tô màu con lửng

(9)

, bây giờ con tô màu con lợn.” Cậu bé lần lượt bình-luận-tại-chỗ

bằng một vài câu hát nghêu ngao, làm trò cho cả lớp bằng cách bắt chước chính xác
các nhân vật hoạt hình yêu thích, kế đến là nhảy nhót, ra dấu hiệu và đôi lúc ngân
nga vài đoạn nhạc tùy ứng…

Trong một ngày đi học, Hiroki khởi xướng rất nhiều cuộc ẩu đả, dẫm lên tay một bạn
gái và quấy rối trò chơi bằng cách ném phiếu tranh ra rào chắn, khiến phiếu rơi hết
xuống sân bên dưới.

Trong khi nhà nghiên cứu người Mỹ cảm thấy sẵn sàng dừng máy quay và yêu cầu

Hiroki thôi ngay hành vi đó, cô Fukui, giáo viên người Nhật, vẫn rất điềm tĩnh và công
bằng với sự vi phạm của Hiroki. Cô không phạt Hiroki và hầu như không làm gì để can
thiệp hay định hướng lại hành vi cho cậu bé. Khi bị chất vấn về phản ứng bất thường của
mình, cô giải thích rằng thay vì coi Hiroki là một rắc rối, cô đánh giá cao sự hiện diện của
cậu bé trong lớp vì cô tin rằng, Hiroki tạo cho các bạn cơ hội được học hỏi rất nhiều điều
quan trọng về cuộc sống: cách tập trung khi có nhiều sự xao nhãng, cách bảo vệ bản thân
và cách xử lý mâu thuẫn, khó khăn mà không cần cô giáo phải can thiệp.

Cô giáo Fukui từ bỏ sự kiểm soát của chính mình để đặt sự kiểm soát đó vào đôi tay bé

bỏng của các con. Bạn có sẵn sàng thử thách con, để con dũng cảm tự xử lý vấn đề của mình
không?

Trao cho trẻ cơ hội thực hiện món quà thiêng liêng của sự tự nguyện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.