trẻ, nhưng lại ngăn cản chúng học những kỹ năng xã hội, ngăn chúng học được rằng:
Nếu nhóm đó phớt lờ mình, mình có thể gia nhập nhóm khác.
Ai cũng căng thẳng khi bắt đầu bữa tiệc, nhưng sau đó sẽ thoải mái hơn.
Bất cứ khi nào bắt đầu nhảy, mình cũng cảm thấy vui vẻ hơn.
Một số trẻ thường xuyên vi phạm trạng thái tinh thần và môi trường. Một số uống nhiều
vào dịp cuối tuần để chạy trốn áp lực của những ngày trong tuần - kiểu như thủy thủ được tự
do, chúng chỉ có mấy tối để xả hơi trước khi trở lại với nghĩa vụ nặng nề, nghĩa vụ xây dựng
bảng điểm đẹp để được vào đại học. Số khác lại uống vì buồn chán: Với rất nhiều hoạt động
và chuyến đi thú vị, với rất nhiều niềm vui nói chung, rào chắn thú vị lại được dựng lên, và
chúng thấy khó có thể cảm thấy hăng hái nếu không có thuốc hoặc rượu. Một số trẻ lại sử
dụng say xỉn như một tấm vé thông hành để vượt qua những hạn chế. (“Con không chịu
trách nhiệm cho những gì con nói hoặc làm đâu. Con là đồ thừa mà”.) Một số trẻ lại dùng
thuốc phiện để kết bạn hoặc tạo ấn tượng,
Hãy cân nhắc tới việc nói về những trải nghiệm của chính bản thân bạn về trạng thái
tinh thần và môi trường. Phải thành thật, đừng gieo hoang mang sợ hãi. Bạn có thể nói như
thế này: Những lần tồi tệ nhất mà bố/ mẹ uống rượu là khi bố/ mẹ uống quá vì bố/ mẹ...
Đang ở ngôi nhà bên hồ của một cô bé rất giàu, và bố/ mẹ cảm thấy không hòa hợp
được.
Phải lòng một cô bạn/ anh bạn mà cô bạn/ anh bạn đó lại đang đi dự tiệc cùng với
một anh chàng/ cô nàng khác.
Cố cho bằng bạn bằng bè. Bố nhớ trò uống rượu mà tất cả mọi người đều phải uống
mỗi khi Suzanne Pleshette nói “chào Bob” lúc chiếu phim Bob Newhart
. Bố mệt
đến mức phát sợ.
Chỉ cần cẩn thận về việc kể chuyện của bạn, đừng kể với quá nhiều chi tiết huênh hoang,
đừng thêm mắm dặm muối. Những câu chuyện đó có thể củng cố cho cảm nhận khó bị tổn
thương của con bạn.
Bạn có thể không thích cách con bạn phản ứng. Chúng có thể lắng nghe câu chuyện
suýt chết của bạn bằng thái độ cạnh khóe “Nhưng giờ bố/ mẹ vẫn ổn, đúng chưa ạ?” Hoặc
với những câu chuyện bạn cùng trường chết hoặc bị thương, chúng sẽ tỏ thái độ thô bạo:
“Đó chính là lý do tại sao bố/ mẹ mắc bệnh hoang tưởng!” Nhưng chúng vẫn đang lắng
nghe. Đừng kỳ vọng trẻ sẽ nói: “Ô, sợ thế ạ?” Hoặc “Con sẽ nghe lời bố/ mẹ”. Chúng thậm
chí còn có thể không nhận ra điều bạn đang nói rất ấn tượng, nhưng hãy cứ cho là như thế
đi. Ngay cả khi có vẻ như những lời bạn nói sẽ chui từ tai này sang tai kia của trẻ, thì thông
điệp của bạn cũng được truyền đi. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ trưởng thành của con