K
Sự may mắn của điểm B trừ:
Bài tập về nhà, việc nhà và việc làm
hi đến kỳ nghỉ thu
trong năm học thứ nhất của một trường đại học danh tiếng, cậu
con trai nhà hàng xóm của tôi nhồi nhét mọi thứ cậu đã mặc từ khi đến trường vào
cuối tháng Tám – mà khéo phải mất đến hai tháng mới giặt xong – vào ba chiếc va li
to quá khổ; cậu đã phải trả thêm 150 đô la khi làm thủ tục hành lý ở sân bay và bay về nhà
bố mẹ mình.
Khi Josh đặt một núi quần jean, áo phông, áo sơ mi và tất bốc mùi vào phòng để đồ và
tìm đường vào bếp, mẹ cậu vô cùng kinh ngạc và cất tiếng hỏi: “Con đã nghĩ cái quái gì thế
hả?”
Cậu vừa mở tủ lạnh vừa trả lời: “Mẹ, con có lúc nào để giặt quần áo cơ chứ? Con còn
phải học và thêm điều này nữa, con còn biết bao nhiêu việc ở Tổ chức sinh viên Do Thái
Hillel.”
Nhìn chung thì Josh là một chàng trai trẻ tốt bụng, có trách nhiệm và không hay có thói
quen lợi dụng mẹ mình. Nhưng từ hồi phổ thông, bố mẹ đã không bắt cậu phải làm việc nhà
để cậu có thể toàn tâm toàn sức học hành và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giờ đây,
khi lên đại học, Josh lạc quan rằng điều đó vẫn không thay đổi – rằng việc học hành và
những chuyện liên quan đến tôn giáo cho cậu quyền không phải giặt quần áo. Trong lòng,
Josh nghĩ rằng việc giặt tất không dành cho người tài năng như mình.
Chúng ta rất dễ có xu hướng bảo vệ con cái khỏi những việc nhà cực nhọc và tẻ nhạt.
Bọn trẻ phải thức khuya đến nửa đêm để viết luận về thị trường tự do ở những hội phường
thời trung cổ, sau đó chúng lại phải dậy lúc 6h sáng để tập bơi, rồi chúng lại ở trên trường
suốt cả ngày. Thêm nữa, chúng rất hay cáu kỉnh. Nhắc chúng lau cửa sổ chẳng khác gì tự
chuốc lấy một cuộc chiến trong khi bạn đã quá mệt mỏi với việc phải tham chiến rồi.
Nhưng nếu bạn miễn cho con những trách nhiệm hàng ngày như giặt quần áo, bạn đang
dạy con mình rằng có hai kiểu công việc: cao quý và tầm thường. Theo quan điểm méo mó
này, những công việc cao quý bao gồm: học hành, tập thể thao, tập chơi nhạc cụ hay phụ
đạo cho những đứa trẻ ở một nước thuộc thế giới thứ ba. Nó khiến một đứa trẻ mới lớn
hoàn thiện hơn, có tầm vóc thế giới hơn và… trông hấp dẫn hơn với hội đồng xét tuyển ở
trường đại học. Loại công việc thứ hai - rất nhiều trẻ tin rằng chúng thật tầm thường và
không xứng với mình - đó là những công việc bình thường: hiểu được tất cả những bài tập
về nhà thầy cô giao và nộp bài đúng hạn, nhớ mang những dụng cụ cần thiết để tập thể
thao, tự động thay cuộn giấy vệ sinh khi nó sắp hết chứ không để việc đó cho người dùng
sau, biết rõ trong thẻ ghi nợ của mình còn bao nhiêu tiền ngay cả trong mùa lễ hội ở
trường, đổ xăng cho chiếc ô tô của cả gia đình và nhìn chung là giữ toàn bộ cuộc sống của