mình luôn trôi chảy và nhịp nhàng. Đó đều là những công việc thường ngày, đúng là đôi
khi nó chán ngắt nhưng lại vô cùng quan trọng. Hầu hết mọi thứ trong cuộc sống là quá
trình bảo dưỡng và tu sửa. Khi cha mẹ để con mình tin rằng chúng đặc biệt đến mức không
phải làm những công việc bình thường, họ đang nuôi dạy nên những “công chúa/ hoàng tử
khuyết tật” – những người trẻ học hành giỏi giang và đầy sức thuyết phục nhưng lại không
biết giặt quần áo hay đọc hóa đơn của một chiếc thẻ tín dụng.
Vậy nên mặc dù có những thành tích tuyệt vời trong học tập nhưng những công chúa và
hoàng tử này sẽ gặp rắc rối khi bước vào giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời mình. Bản thân
công việc giặt quần áo đúng là rất quan trọng, nhưng nó còn là phép ẩn dụ cho khả năng tự
lập cần thiết khi đối mặt với những thách thức khác của cuộc sống độc lập: cách xử trí trước
một người bạn cùng phòng khó tính, ước chừng uống bao nhiêu rượu, khi nào và với ai, ăn
bao nhiêu, ngủ đến chừng nào, tiêu tiền như thế nào, lên kế hoạch cho cả công việc và việc
học ra sao. Các công chúa/ hoàng tử không có sức kháng cự với những tiểu tiết này. Chúng
vừa phải chịu đựng sự cô đơn (bởi chúng tin rằng mình đặc biệt đến mức không cần hợp tác
với người khác) và sự lo lắng (bởi chúng cảm thấy mình quá yếu đuối để đối mặt với cuộc
sống thường ngày).
Bọn trẻ mới lớn sẽ bình tĩnh và có trách nhiệm hơn khi chúng học và làm những công
việc thường ngày. Nhưng chúng sẽ không khó chịu khi thử làm những việc đó nếu chúng ta
- bố mẹ chúng - xóa bỏ đi sự phân biệt sai lầm giữa những việc đáng làm và không đáng
làm.
Chúa nằm trong những điều nhỏ nhất
Rabbi Avi Weiss của Học viện Do Thái Riverdale ở New York kể lại câu chuyện này:
Vài năm trước, một cặp vợ chồng xuất hiện trước mặt Rabbi Gifter, người đứng đầu
trường Telshe Yeshiva
và nhờ ông phân xử giúp họ một cuộc tranh cãi trong gia
đình. Người chồng –thành viên của một chương trình học Ngũ kinh Torah cả ngày
của Rabbi Gifter – thấy việc đổ rác không xứng với phẩm cách của một người đã học
Ngũ kinh Torah. Vợ anh lại không nghĩ như vậy. Rabbi Gifter kết luận rằng dù trên
thực tế người chồng nên giúp vợ mình nhưng ông không có nghĩa vụ về tôn giáo hay
luật pháp để gạt bỏ sự từ chối của anh.
Sáng hôm sau, trước khi bắt đầu những công việc vào buổi sáng, Rabbi Gifter gõ cửa
nhà của cặp vợ chồng trẻ. Giật mình, người đàn ông mời ông vào nhà. Không, Rabbi
Gifter trả lời, tôi không đến chơi mà đến đổ rác giúp cậu. Có thể cậu tin rằng nó
không xứng với phẩm cách của mình nhưng nó hoàn toàn xứng với phẩm cách của
tôi.
Tại sao một rabbi lại tốn công sức đến vậy để minh họa cho tầm quan trọng của những
công việc tầm thường? Vì, như tôi đã miêu tả trong Chương 3, đạo Do Thái là tôn giáo coi
trọng hành động hơn cả tín điều. Những hành động đúng đắn - như giúp đỡ gia đình bằng