DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 76

Bằng cách hướng trách nhiệm chính của món đồ ngược lại bọn trẻ, bạn đã dạy cho chúng

một bài học hiệu quả hơn nhiều so với những bài thuyết giảng ca ngợi lòng biết ơn. Sử dụng
cách tiếp cận bình đẳng này (chúng ta có thể tìm ra một cách giúp con mua được chiếc túi
bằng số tiền của chính con), bạn đã cho con mình một cơ hội để học hỏi. Có thể con bé
nhận ra mong muốn có một chiếc túi hàng hiệu sẽ nhanh chóng biến mất một khi bạn yêu
cầu con bé tự kiếm số tiền đó. Hoặc nếu mong muốn của con bé vẫn còn hoặc thậm chí còn
lớn hơn, con bé sẽ khám phá ra sự thỏa mãn khi điều chỉnh hiệu quả nguồn năng lượng xu
hướng trong mình để hướng tới một mục tiêu có sẵn.

Tôi muốn nói nốt điều này về việc đàm phán với bọn trẻ. Bạn sẽ nhận ra rằng trong cuộc

hội thoại trên, bố mẹ đã phớt lờ phản ứng hỗn xược của con. Bạn không thể ép bọn trẻ tỏ ra
hòa nhã, mặc dù bạn có thể chứng minh thông qua ngôn từ của chính bạn rằng sự hòa nhã
là tiêu chuẩn lý tưởng. Nhưng nếu bọn trẻ bước qua ranh giới:

Con nghĩ mẹ đang mắc chứng mất trí rồi. Thật sự là thế đấy. Tuần trước mẹ vừa nói
với con mẹ sẽ mua cho con một chiếc túi mới nhưng số tiền mẹ sẵn lòng chi chẳng đủ
để con mua bất cứ cái túi nào con thích cả. Mẹ đã thực sự hứa với con rằng con có thể
mua bất cứ thứ gì con thích, nhưng giờ thì mẹ lại cố tình quên điều đó. Mẹ chẳng nhớ
điều gì mà con cho là quan trọng hết. Dù sao thì đây không chỉ là chuyện về một
chiếc túi xách đâu. Mà đó là sự tôn trọng và hiểu biết cơ bản. Mẹ không quan tâm
xem con cần gì. Và mẹ không thật sự quan tâm đến con.

Đừng tranh luận với con bé về chứng mất trí (dù bạn đang lo rằng con bé đúng), sự thật

về thứ được coi là “lời hứa” hay việc bạn bị cho là thiếu tình yêu thương dành cho con cái.
Giờ là lúc đứng lên và rời khỏi bàn đàm phán. Hãy nói những câu như “Mẹ không thể nói
chuyện với con khi con hét vào mặt mẹ như thế. Mẹ có thể thấy rằng chúng ta sẽ không thể
thống nhất với nhau về chuyện này ngay bây giờ nên hãy dừng chủ đề này tại đây. Chúng ta
có thể thử lại sau.” Nếu con bạn lại mang chủ đề này ra bằng cách sử dụng cách tiếp cận trên
tinh thần tôn trọng hơn, bạn có thể bắt đầu thảo luận lại.

Phương tiện truyền thông: phụ huynh thứ ba

Cách thức quản lý chủ nghĩa vật chất của bọn trẻ mới lớn có thể khá đơn giản: Con muốn
mua đồ, bố mẹ dành một khoản tiền cho các thứ đó và yêu cầu con chịu trách nhiệm về
những khoản phát sinh với số tiền riêng của mình. Nhưng còn một thế lực khác đang có
mặt ở đây. Các phương tiện truyền thông và quảng cáo tham gia như một phụ huynh thứ ba
đầy cám dỗ, giàu có và không mời mà đến thế giới của con bạn; và xu hướng tội lỗi trong
bọn trẻ trở nên rất mong manh trước những mưu mẹo của vị phụ huynh này.

Mỗi năm, các nhà quảng cáo dành hàng tỉ đôla để tiếp thị trực tiếp đến trẻ em và trẻ vị

thành niên. Họ đã không để tiền của mình bị lãng phí. Các đại lý đã dành nhiều thời gian
hơn bất cứ khoa tâm lý của trường đại học nào để tìm hiểu về sự phát triển nhận thức và
tình cảm của trẻ vị thành niên, trong khi các phương pháp của họ rất phức tạp nhưng mục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.