Người mẹ B liền gọi đến mọi cửa hàng của Banana Republic trong khu vực để tìm đúng
chiếc váy đó, đúng size, chạy xuyên qua một cửa hàng lớn và xa lạ để tìm lại được chiếc váy,
lịch sự hỏi xem nhân viên bán hàng có thể là chiếc váy cho hết nếp nhăn, cắt bỏ mác rồi lại
chạy xuyên qua cửa hàng, lái xe về nhà vừa kịp để Lana thay đồ và nhảy lên xe để đến buổi
lễ. Lana biết ơn đến mức hai mắt cô bé đầy nước mắt.
Trong tình huống liên quan đến chiếc váy này, không có phản ứng nào là hoàn toàn
đúng cả. Trong khi mỗi ngày làm cha mẹ của bọn trẻ mới lớn đều cho bạn cơ hội viết lên
câu chuyện của chính con mình, một tình huống tạo nên tính cách của cô bé, không có sự
việc nào là thước đo cho sự trưởng thành hay liệu bạn có khiến con bé trở nên hư hỏng hay
không. Bạn có thể quyết định trở thành phụ huynh A hoặc B (hoặc C hoặc D) bằng cách cân
nhắc về khoảng cách, mức độ và sự thường xuyên của nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hoặc
cần giúp đỡ của con mình.
Người mẹ A cân nhắc về sự thường xuyên vô trách nhiệm và thái độ đòi hỏi “mua cho
con cái này, mua cho con cái kia” của con gái. Với người mẹ này, sự việc chiếc váy cho buổi
lễ tốt nghiệp là giọt nước làm tràn ly. Ngược lại, người mẹ B lại đánh giá cao con gái mình
biết chịu trách nhiệm cho tình huống của mình. Người mẹ B nghĩ: Con bé chẳng có mấy
váy vóc mặc đi dự tiệc, nó cũng chưa bao giờ phàn nàn về việc mặc đi mặc lại một thứ.
Đây là lễ tốt nghiệp của con bé mà! Tại sao mình lại không cố gắng hết sức giúp nó chứ?
Hãy thử nghĩ xem nếu bạn rơi vào một tình huống rắc rối trong một ngày đặc biệt. Hãy
làm một bài kiểm tra về thước đo sự giận dữ của bạn. Liệu con bạn có đang đau khổ khi mọi
mong muốn của con bé vẫn luôn được đáp ứng hay vẫn nằm trong giới hạn những ham
muốn bình thường của trẻ mới lớn? Con bé có đòi hỏi bố mẹ phải giúp đỡ trong những tình
huống cấp bách hay cảm thấy biết ơn vì điều đó? Nếu bạn chưa từng giống như người mẹ B,
hăm hở nhiệt tình chạy qua cả cửa hàng lớn, con bạn có thể sẽ cho rằng việc bạn luôn thiếu
cảm thông là bằng chứng cho thấy mình không xứng đáng được đối xử như vậy. Nhưng nếu
bạn luôn chạy xuyên qua cửa hàng, không phải là bạn đang giúp con mình phát triển mà
còn làm hỏng con bằng chính lòng tốt và sự quan tâm của mình.
Có thể bạn đang đọc những dòng này và bắt đầu lo lắng: “Ôi không, mình đã hành động
giống như người mẹ B trong khi con mình lại là đứa con A!”. Nhưng việc mắc sai lầm là
đúng đắn và cần thiết. Cũng giống như bọn trẻ học hỏi bằng việc thử nghiệm và mắc lỗi mắc
lỗi mắc lỗi, cha mẹ cũng vậy.
Với bọn trẻ mới lớn, nhìn chung thì càng nhiều càng ít. Hãy sử dụng bất kỳ câu thần chú
nào giúp bạn nói không với quá nhiều quyền hành. Khi đối mặt với các giới hạn, sự sáng
tạo sẽ đơm hoa kết trái. Bài thơ Xônê
Khi nước rơi từng giọt, nó mất đi sức mạnh nhưng khi nó chảy thành dòng qua ống nước
thì dòng chảy lại vô cùng mạnh. Hay hãy nghĩ về bức tranh biếm họa trên tờ New Yorker:
Một người mẹ đang nhìn cô con gái mới lớn của mình, cô bé đang ngồi trên sàn nhà với
một chiếc guitar điện, cuộn len và những chiếc kim đan với một ít đã được đan, máy tính,
hai cuốn sách và giá vẽ. Chú thích: “Nếu sự sáng tạo của bạn có ít lối ra hơn, nó sẽ thoát