DẠY CON KIỂU NHẬT (GIAI ĐOẠN 0 TUỔI) - Trang 66

Tìm hiểu về não bộ

Phản xạ có điều kiện tạo nên tính tự phát

Khi thực hiện vận động này, bạn nhớ phải đếm theo “1”, “2”. Việc lặp đi lặp
lại động tác này sẽ tạo nên mối liên quan giữa việc đếm và hành động co
vào hay duỗi ra của trẻ, vì thế trẻ sẽ dần dần biết co vào duỗi ra khi nghe
mẹ đếm. Hành động này gọi là “phản xạ có điều kiện”, nghĩa là ta sẽ cho trẻ
một cái điều kiện để trẻ hành động theo, nếu trẻ làm tốt, ta sẽ khen trẻ.
Bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, trẻ sẽ dần dần học tập một cách
tự giác.

Vùng vỏ não trước trán
Bài tập cầm đồ vật

Giúp trẻ rèn luyện vùng vỏ não trước trán

Nếu trẻ đã nắm chặt được quả bóng (cầm bằng lực) và chạm từng ngón tay
vào ngón tay cái (cầm chính xác), chúng ta sẽ bắt đầu dạy cho trẻ cầm bằng
hai ngón - động tác căn bản để sử dụng dụng cụ bằng tay. Nếu hai mẹ con
ngồi quay mặt vào nhau sẽ bị ngược tay nên lúc đầu, bạn hãy cùng ngồi
quay về một hướng với trẻ, sau đó cho trẻ xem cách bạn cầm đồ vật để trẻ
bắt chước. Nếu thấy trẻ có vẻ làm được, bạn hãy cho trẻ tự cầm bằng nhiều
ngón. Để trẻ tự quyết định sẽ gập ngón tay nào rồi vừa nhìn cử động của
ngón tay vừa cầm vật, như vậy thì không chỉ vùng vận động mà cả vùng số
10 của vùng vỏ não trước trán cũng làm việc. Bạn hãy kiên trì luyện tập để
trẻ tự mình suy nghĩ xem sẽ sử dụng ngón nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.