Điều quan trọng là làm sao để khi trẻ ngã sẽ không bị thương. Chúng ta hãy
luyện tập nhiều lần cho trẻ bài tập này để đưa ra phản xạ mê lộ khi có gia
tốc thẳng đứng và gia tốc xoay. Khi trẻ đã có thể làm nhanh, ta sẽ thử cho
trẻ ngã thật. Nếu có chướng ngại vật ở phía trước, trẻ cần chuyển động để
tránh nó. Chúng ta sẽ bắt trẻ tăng giảm phản xạ như lúc nhanh lúc chậm.
Bài tập này giúp trẻ nhìn nhanh mọi vật xung quanh khi bị ngã.
Ghi nhớ
Tay nào có, tay nào không
Não hoạt động nhanh hơn nhờ việc ghi nhớ vị trí đồ vật
Nếu trẻ đã có thể chơi trò “Ú… Òa (2)” ở phần Giai đoạn lẫy rồi thì đây sẽ
là giai đoạn cuối cùng để luyện tập trí nhớ làm việc. Bạn hãy ngửa hai lòng
bàn tay, để một vật gì đó như kẹo hay đồ chơi vào một bên tay rồi cho trẻ
xem. Khi thấy trẻ đã nhìn kỹ, bạn hãy nắm tay lại và hỏi trẻ “Tay nào có?”
rồi bảo trẻ chỉ tay. Lúc đầu bạn hãy để trẻ nhìn thật kỹ để ghi nhớ nhưng sau
khi đã quen, hãy rút ngắn từng chút thời gian cho trẻ nhìn. Trong một
khoảng thời gian ngắn mà trẻ có thể ghi nhớ được có nghĩa là não trẻ làm
việc rất nhanh. Trẻ có thể ghi nhớ để phản ứng nhanh được chính là do sự
rèn luyện của não bộ. Bạn hãy lặp đi lặp lại nhiều lần bài tập này chứ không
nên nóng vội.
Hình 65 - Để kẹo hoặc đồ chơi trong một bên tay rồi cho trẻ xem.