Chı́nh vı̀ vậy mà tôi nói rằng, giá trị thực tài sản của một người thường ı́t hơn họ nghı̃. Hãy
bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh của chı́nh mı̀nh. Cứ giữ lấy công việc hàng ngày nhưng hãy bắt
đầu mua những tài sản thực sự, chứ không phải những tiêu sản hay những thứ vật dụng cá nhân
không có một giá trị nào khi bạn đem chúng về nhà. Một chiếc xe mới mất gần 25% giá trị vừa
mua ngay khi bạn lái nó ra khỏi showroom. Nó không phải là một tài sản thực sự dù rằng các
nhân viên ngân hàng cho phép bạn liệt kê nó như một tài sản…
Với những người lớn, hãy giữ các chi phı́ ở mức thấp, giảm thiểu các tiêu sản và hãy cố gắng
xây dựng một nền tảng tài sản vững chắc. Với những người trẻ tuổi còn chưa rời ghế nhà trường,
các bậc cha mẹ rất cần phải dạy cho họ sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản. Hãy giúp họ dựng
nên một cột tài sản chắc chắn trước khi họ bước vào đời, lập gia đı̀nh, mua nhà, có con và rồi bị
mắc kẹt vào một vị thế tài chı́nh đầy rủi ro bám vı́u vào công việc và mua mọi thứ bằng thẻ tín
dụng. Tôi thấy rất nhiều cặp trẻ tuổi lấy nhau rồi đưa nhau vào cái bẫy của một cách sống không
thể thoát khỏi nợ nần gần như suốt đời.
Với hầu hết mọi người, khi đứa con bé nhất đã trưởng thành thı̀ các bậc cha mẹ mới nhận ra
rằng họ chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc về hưu và họ bắt đầu chạy đua với cuộc sống để dành dụm
tiền. Nhưng khi đó thı̀ chı́nh cha mẹ của họ cũng đang trở nên già yếu bệnh tật, và họ lại thấy
mình có những trách nhiệm mới.
Như vậy, tôi s ẽ đề nghị bạn và các con của bạn cần kiếm những loại tài sản nào? Trong giới
của tôi, những tài sản thực sự được chia thành một số loại khác nhau:
1. Những việc kinh doanh không cần sự có mặt cua tôi. Tôi s ở hữu chúng, nhưng chúng được
người khác quản lý và vận hành. Nếu tôi phải làm việc ở đó thı̀ nó không còn là việc kinh doanh
nữa, nó trở thành công việc mất rồi.
2. Cổ phần.
3. Ngân phiếu
4. Công trái chung.
5. Bất động sản phát sinh thu nhập.
6. Giấy nợ (Giấy cho vay, cầm cố)