Người cha giàu thường kể cho Mike và tôi nghe những chuyến đi đến Texas của ông: "Nếu các
con thực sự muốn học cách xử lý các rủi ro, mất mát và thất bại, hãy đến San Antonio và thăm Alamo.
Ở Alamo có một câu chuyện rất hay về những con người can đảm đã chọn cách chiến đấu để chống lại
quân thù tràn ngập, dù biết rằng không có một hy vọng chiến thắng nào. Họ thà chết chứ không chịu đầu
hàng. Đó là một câu chuyện rất cảm động và đáng học tập, tuy nhiên, nó vẫn là một thất bại quân sự bi
thảm. Những người lính nọ đã đưa mình vào chỗ chết. Một thất bại. Họ mất mát. Vậy người Texas đón
nhận thất bại như thế nào? Họ vẫn gào lên: “Hãy nhớ lấy Alamo!”
Mike và tôi được nghe câu chuyện này rất nhiều lần. Người cha giàu luôn kể cho chúng tôi nghe
khi ông sắp có một vụ giao dịch lớn và ông cảm thấy căng thẳng. Sau khi cần cù làm việc và cho dù
thành công hay thất bại, ông vẫn kể lại câu chuyện này với chúng tôi. Mỗi lần ông sợ phạm sai lầm hay
sợ bị mất tiền ông nhắc lại câu chuyện đó. Nó cho ông sức mạnh và nó nhắc nhở ông rằng: trong vấn
đề tài chính, ông luôn có thể chuyển bại thành thắng. Người cha giàu biết rằng thất bại chỉ làm cho ông
mạnh mẽ hơn và khôn ngoan hơn. Không phải ông muốn thất bại mà ông biết rõ ông là ai và ông sẽ xử
lý thất bại như thế nào. Ông sẽ chấp nhận nó và biến nó thành chiến thắng. Điều đó đã giúp ông thành
công, cho ông sự can đảm để vượt qua giới hạn mà người khác phải lùi lại. “Chính vì vậy mà cha rất
thích người Texas. Họ chấp nhận một thất bại lớn và biến nó thành một địa điểm du lịch có thể
đem đến hàng triệu đồng.”
Nhưng ngày nay, có lẽ câu nói có ý nghĩa nhất với tôi là: “Người Texas không chôn vùi thất bại.
Họ lấy cảm hứng từ đó. Họ chấp nhận thất bại và biến chúng thành những tiếng thét xung trận. Thất bại
truyền cảm hứng cho người Texas chiến thắng. Nhưng đây không phải là một công thức dành riêng cho
người Texas. Nó là công thức của tất cả những người chiến thắng.”
Khi nói việc té xe đạp là một phần trong giai đoạn tập chạy xe, tôi nhớ là càng bị té xe nhiều, tôi
càng quyết tâm học chạy xe nhiều hơn chứ không hề nhụt chí. Tôi cũng đã nói rằng tôi chưa bao giờ
gặp một người chơi gôn chưa từng bị mất trái banh. Để trở thành một người chơi gôn giỏi, việc mất
trái banh hay thua trận đất chỉ khiến cho họ chơi tốt hơn luyện tập tích cực hơn, học hỏi nhiều hơn. Đó
chính là điều làm cho họ giỏi hơn. Với những người chiến thắng, thất bại truyền cảm hứng cho họ. Với
những người thua trận, thất bại đánh gục họ.
John D. Rockefeller đã từng nói: “Tôi luôn cố gắng biến tai họa thành các cơ hội” và tôi rất lấy
làm thích thú với câu nói đó.
Thất bại gây cảm hứng cho người chiến thắng và đánh gục người thua trận. Bí mật lớn nhất cua
những người chiến thắng là thất bại gây cảm hứng cho sự chiến thắng, vì vậy mà họ không sợ thất bại.
Fran Tarkenton đã đừng nói: "Chiến thắng nghĩa là không sợ thất bại.” Những người như Fran
Tarkenton không sợ thất bại vì họ biết mình là ai. Họ ghét phải thất bại, vì vậy họ biết rằng sự thất bại
sẽ chỉ gây cảm hứng cho họ trở nên giỏi hơn. Có một khác biệt lớn giữa việc sợ mất và ghét bị mất.
Hầu hết mọi người sợ mất tiền đến nỗi họ mất thật. Họ bị phá sản vì một căn nhà. Về mặt tài chính, họ
quá an toàn và quá nhỏ nhặt. Họ mua những ngôi nhà lớn và những chiếc xe lớn, nhưng không chịu đầu
tư lớn. Lý do chính mà hơn 90% dân chúng Mỹ phải vật lộn với vấn đề tài chính là vì họ không muốn
bị thua lỗ. Nhưng lối chơi của họ không đem đến chiến thắng.
Họ tìm đến những người lập kế hoạch tài chính, kế toán viên hay người mua bán chứng khoán và
mua một danh mục vốn đầu tư công ty đã cân bằng. Hầu hết đều có tiền mặt trong các tài khoản, ngân