DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 1 - Trang 72

chúng ta luôn tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế bị khủng hoảng ngay sau khi tôi bỏ tiền đầu
tư?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không làm chủ được và không thể lấy tiền lại?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu
mọi thứ không theo kế hoạch?”… Hoặc chúng ta có những người bạn hay những người ta yêu mến luôn
nhắc nhở chúng ta về những thiếu sót của chúng ta bất kể chúng ta hỏi họ chuyện gì. Họ thường nói:
“Sao anh lại nghĩ rằng anh có thể làm được điều đó chứ?” “Nếu đó là một ý tưởng hay thì tại sao
không ai chịu làm?”, “Điều đó không bao giờ thực hiện được. Anh không biết anh đang nói gì cả”,...
Những lời lẽ đầy nghi hoặc này thường nhiệt tình đến mức chúng ta không thể bắt tay hành động được
nữa. Trong lòng chúng ta có một cảm giác khủng khiếp, đến độ chúng ta không tiến được lên phía
trước. Vì vậy mà ta đứng lại với những gì an toàn và để cơ hội vuột qua. Chúng ta nhìn đời trôi đi khi
chúng ta ngồi im bất động với một khối u nhạt nhẽo trong cơ thể. Tất cả chúng ta đều cảm thấy điều này
vào một lúc nào đó trong cuộc sống, một số người thường xuyên hơn những người khác...

Peter Lynch ở quỹ công trái danh tiếng Fidelity Magenan nói rằng việc cảnh báo trời sập cũng

giống như một thứ “tiếng ồn”, mà tất cả chúng ta đều nghe thấy. “Tiếng ồn” này được tạo ra trong đầu
chúng ta hoặc đến từ bên ngoài, thường là từ những người bạn, gia đình đồng nghiệp hoặc các phương
tiện truyền thông. Lynch nhắc lại những năm 1950, khi mối đe doạ về một cuộc chiến tranh hạt nhân
phổ biến trên báo chí đến nỗi người ta bất đầu xây dựng hầm trú ẩn lánh phóng xạ dự trữ thức ăn và
nước. Nếu lúc ấy họ đầu tư tiền bạc vào thị trường một cách khôn ngoan thay vì xây dựng hầm trú ẩn,
có lẽ ngày nay họ đã trở nên sung túc về tài chính rồi.

Hầu hết mọi người đều nghèo vì cứ hễ nói đến chuyện đầu tư là thế giới này lại đầy những "chú gà

con” chạy quanh và la lên: “Trời sắp sập! Trời sắp sập?” Và vì những chú gà con này đều hiện diện
trong mỗi chúng ta, nên phải rất can đảm mới không để cho những lời đồn về sự bất hạnh u ám tác
động lên mối hoài nghi và nỗi lo sợ của bạn.

Một ví dụ khác, tôi để một phần nhỏ của cột tài sản trong giấy chứng nhận thế chấp nợ thay vì cất

trong tài khoản. Với số tiền này, tôi kiếm được khoản lời 16% một năm, chắc chắn là nhiều hơn con số
5% do ngân hàng đưa ra. Tờ chứng nhận được bảo đảm bằng bất động sản và có hiệu lực theo luật
pháp bang, còn tốt hơn hầu hết các ngân hàng. Cách thức mua giúp cho chúng an toàn. Chúng chỉ không
có khả năng thanh toán ngay bằng tiền mặt thôi. Vì vậy mà tôi xem chúng như những tài khoản từ 2 đến
7 năm. Hầu như mỗi khi tôi kể cho người khác nghe, nhất là nếu họ cất tiền trong ngân hàng, rằng tôi
giữ tiền bằng cách này, họ đều nói như vậy là mạo hiểm. Họ cho tôi biết những lý do vì sao không nên
làm thế. Khi tôi hỏi họ lấy thông tin từ đâu, họ nói từ bạn bè hay từ một tạp chí đầu tư nào đó. Họ
không bao giờ làm điều này, và họ cho những người đang làm điều đó biết lý do tại sao không nên
làm. Lợi nhuận thấp nhất mà tôi mong đợi là 16%, nhưng những người đầy nghi ngờ thì luôn sẵn sàng
chấp nhận 5%. Sự hoài nghi có cái giá quá đắt.

Quan niệm của tôi là chính những hoài nghi và yếm thế này làm cho người ta nghèo đi trong khi cả

thế giới đang chờ bạn giàu lên. Chỉ vì nghi ngờ và bám víu vào sự an toàn mà người ta cứ nghèo mãi.
Như tôi đã nói, xét về mặt kỹ thuật thì thoát khỏi vòng Rat Race là một việc rất đơn giản, không cần
phải học thật cao mới làm được. Nhưng chính sự hoài nghi đã làm lụn bại mọi người.

Người cha giàu nói: “Những người yếm thế không bao giờ chiến thắng. Sự nghi ngờ cùng với nỗi

lo sợ chính là hai nhân tố tạo nên một người yếm thế. Những người yếm thế thì hay phê bình, còn
những người chiến thắng thì phân tích mọi việc”.

Người cha giàu giải thích rằng những lời chỉ trích làm cho người ta mù quáng, còn những lời phân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.