DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 125

đó “chỉ biết trừng phạt những người phạm lỗi”, và chính bản thân họ lại thường
sợạm phải sai lầm. Lẽ ra, để đạt được sự tự do về tài chánh, chúng ta cần phải
học cách phạm lổi và biết quản lý rủi ro.

Nếu mọi người suốt đời cứ sợ bị mất tiền, sợ làm những điều khác với đám

đông, họ sẽ không bao giờ làm giàu được, cho dù việc làm giàu ấy chỉ đơn giản
bằng cách mua bốn căn nhà màu xanh và đổi lấy một tòa nhà màu đỏ lớn.

CHỈSỐ IQ CẢMTÍNH MẠNH HƠN

Sau khi đọc qua quyển sách của Goleman, tôi nhận ra rằng chỉ số IQ về tài

chánh chỉ là sự kết hợp giữa 90% chỉ số IQ cảm tính và 10% hiểu biết chuyên
ngành về tài chánh hay tiền bạc. Goleman đã trích dẫn nhà nhân văn học của
thế kỷ 16, ông Eramus xứ Rotterdam – tác giả của nhiều bản văn châm biếm
hài hước về sự mâu thuẫn giữa tính duy lý và tính cảm xúc của con người.
Trong tác phẩm của mình, ông sử dụng tỷ số 24:1 để so sánh sức mạnh của
một đầu óc cảm tính với một đầu óc duy lý. Nói cách khác, khi cảm xúc lên cao
trào, chúng sẽ có sức mạnh ảnh hưởng lớn gấp 24 lần so với sự duy lý của suy
nghĩ. Tôi không biết tỷ lệ đó có đúng hay không, thế nhưng tỷ lệ đó có thể
dùng được để đối chiếu tác dụng ảnh hưởng của lối suy nghĩ cảm tính với lối
suy nghĩ thuần lý trí.

24 : 1

Suy nghĩ cảm tính : Suy nghĩ thuần lý trí

Tất cả chúng ta, là con người, đều đã từng trải qua những sự kiện trong đời

mà khi đó sự cảm xúc trong ta đã lấn át những suy nghĩ lý trí. Tôi chắc chắn là
ai ai trong các bạn cũng đã từng:

1. Nói một điều gì đó trong cơn giận dữ mà sau này hối hận mình không

nên nói ra câu đó.

2. Bị một ai đó lôi cuốn cho dù biết rằng người đó không tốt lành gì với

mình... nhưng vẫn hò hẹn đi chơi với người đó, thậm chí lập gia đình với người
đó.

3. Khóc sướt mướt, hay thấy người khác khóc một cách không tự chủ, vì

người thân yêu của mình không còn nữa.

4. Cố tình làm tổn thương người thân của mình bởi vì chính bản thân mình

đã bị tổn thương.

5. Bị thất tình và không hồi phục lại trong một thời gian dài.
Đó chính là một vài thí dụ việc những cảm xúc đã lấn át những suy nghĩ

duy lý.

Cũng có những tình huống khi tác dụng ảnh hưởng của cảm xúc vượt xa tỷ

lệ 24 : 1. Chúng ta có thể phân loại thành hai trường hợp sau:

1. Ham mê, chẳng hạn như tham ăn, nghiện hút, tình dục, đi mua sắm,

thuốc phiện.

2. Khiếp đảm, như sợ rắn, sợ độ cao, không gian chật chội, bóng tối, người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.