DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 154

người. Tôi không cho rằng cuộc khủng hoảng là sự kiện thuộc quá khứ bởi vì
tất cả chúng ta đều là con người, đều có sự tham lam và nỗi sợ hãi. Khi sự
tham lam và nỗi sợ hãi xung đột nhau, khi con người bị thiệt hại nặng nề, sự
khủng hoảng sẽ xuất hiện trong tâm lý con người. Cảm giác khủng hoảng sẽ
xuất hiện trong tâm lý con người. Cảm giác khủng hoảng được tạra từ sự kết
hợp hai cảm xúc giận dữ và buồn phiền. Giận dữ với chính mình và buồn phiền
vì bị thua, bị mất trắng. Khủng hoảng kinh tế chẳng qua chỉ là sự khủng hoảng
tâm lý. Một người mất tiền, và họ rơi ngay vào tình trạng khủng hoảng.

Cho dù ngay cả một nền kinh tế trông có vẻ hùng mạnh đi chăng nữa, vẫn

có hàng triệu người lâm vào những trạng thái khủng hoảng khác nhau. Có thể
họ có một công ăn việc làm, nhưng tận sâu trong lòng họ, họ biết rõ mình sẽ
chẳng đi tới đâu về mặt tài chánh. Họ giận dữ với bản thân họ và buồn phiền
vì đã đánh mất thời gian của mình. Rất ít người biết rằng họ đã bị rơi vào bẫy
của quan điểm lạc hậu có từ thời đại Công nghiệp: “Tìm một công việc an toàn,
ổn định và đừng lo lắng về tương lai”.

MỘTSỰ THAY ĐỔI TO LỚN… VÀCƠHỘI

Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên đầy dẫy những cơ hội và những

biến động khổng lồ. Đối với một số người, đó chính là thời điểm tốt nhất,
nhưng cũng lại là thời điểm tệ hại nhất đối với nhiều người khác.

Tổng thống Kennedy đã từng nói: “Một sự thay đổi vĩ đại trong tầm tay”.
Kennedy xuất thân từ nhóm C-Đ ở phía bên phải tứ đồ, và ông đã cố gắng

tuyệt vọng tìm cách nâng cao đời sống của những người vẫn còn bị kẹt vào
những ý tưởng trong đầu mà họ đã được trao truyền từ những thế hệ đi trước.
Đó là những quan điểm như “đi đến trường để có thể tìm được một công việc
an toàn”. Giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hếtng chúng ta cần
phải dạy cho một người biết cách suy nghĩ vượt ngoài quan điểm tìm kiếm một
công việc ổn định, và trông chờ vào sự giúp đỡ của chính phủ hay công ty sẽ
chăm sóc mình lúc về già. Đó là quan điểm của thời đại Công nghiệp, một thời
đại đã không còn ở lại với chúng ta.

Không ai cho đó là công bằng, bởi vì đây không phải là một quốc gia công

bằng. Chúng ta là một quốc gia tự do. Có nhiều người làm việc cực nhọc hơn,
thông minh hơn, khao khát thành công hơn, nhiều tài năng hơn, và ước muốn
có một cuộc đời tốt đẹp hơn những người khác. Chúng ta tự do theo đuổi
những tham vọng đó nếu chúng ta có ý chí. Thế nhưng, cứ mỗi lần có một
người nào đó thành công, một số người lại cho đó là không công bằng. Những
người đó nghĩ rằng nếu người giàu chia sẻ với người nghèo, đó mới là công
bằng. Dĩ nhiên, cũng chẳng có ai cho đó là công bằng. Một khi chúng ta cố làm
cho mọi thứ công bằng hơn, chúng ta càng mất tự do nhiều hơn.

Khi có một người nói với tôi về vấn đề phân biệt đối xử, tôi hoàn toàn đồng

ý với người đó. Tôi biết rõ những tình trạng ấy vẫn luôn tồn tại. Bản thân tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.