Dưới đây là một ví dụ về “kế toán hai sổ” hợp pháp – một của bạn và một của
ngân hàng.
Là giám đốc lãnh đạo cho chính cuộc đời mình, hãy luôn ghi nhớ những lời
nói và những hình vẽ đơn giản của người bố giàu của tôi. Người thường nói,
“Cứ mỗi một món nợ con có lại là tài sản trong tay người khác”.
Và Người đã vẽ sơ đồ đơn giản như thế này:
Bảng cân đối tài chánh của bạn
TÀI SẢN
NỢ
NỢ THẾ CHẤP
BẠNVAY
Bảng cân đối tài chánh của ngân hàng
TÀI SẢN
NỢ THẾ CHẤP
BẠNVAY
NỢ
Là giám đốc lãnh đạo cho chính cuộc đời mình, bạn phải luôn ghi nhớ cứ
mỗi một món nợ bạn vay lại là tài sản của người khác. Đó chính là “kế toán hai
sổ” đúng nghĩa nhất của nó. Cứ mỗi một món nợ bạn vay như thế chấp mua
nhà, nợ mua xe, nợ đào tào, nợ thẻ tín dụng, bạn đang làm công cho những
người cho bạn vay tiền. Bạn đang làm việc cực nhọc cho sự giàu có của người
khác.
NỢ TỐT, NỢXẤU
Người bố giàu luôn cảnh giác tôi nên phân biệt đâu là “nợ tốt” và “nợ xấu”.
Người thường nói, “Mỗi lần con vay ai tiền, con trở thành người làm công cho
số tiền con vay từ họ. Nếu con mượn nợ 30 năm, con sẽ l công 30 năm mà
người cho vay không hề thưởng con một đồng hồ bằng vàng sau khi con trả
hết nợ”.
Người bố giàu cũng từng mượn tiền, nhưng Người đã cố gắng mọi cách để
không phải là người trả nợ số tiền vay đó. Người giải thích với tôi và con của
Người rằng nợ tốt là nợ mà người khác sẽ trả giùm cho bạn, trong khi nợ xấu
là nợ mà bạn phải trả bằng chính mồ hôi và máu của mình. Đó là lý do tại sao
Người ưa thích những bất động sản cho thuê. Người khuyến khích tôi đầu tư
vào những căn hộ cho thuê bởi vì “ngân hàng cho con mượn tiền, nhưng người
thuê nhà của con sẽ trả số nợ đó cho con”.