và tín ngưỡng, quan điểm của hai người hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, họ
đã diễn dịch câu ngạn ngữ “đam mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi” rất
khác biệt nhau.
Người bố nghèo có học thức cao của tôi cho rằng bất cứ ham muốn tiền bạc
hay cải thiện tình trạng tài chánh của mình đều là sai cả.
Trong khi đó, người bố giàu lại quan niệm khác. Người cho rằng chính sự
cám dỗ, tham lam và không hiểu biết về tài chánh là sai.
Nói cách khác, người bố giàu cho rằng tiền bạc về mặt bản chất không phải
là tội lỗi. Người tin rằng làm việc suốt đời như một tên nô lệ cho đồng tiền,
suốt đời mắc nợ cá nhân mới là tội lỗi.
Người bố giàu thường dẫn giải những giáo lý tôn giáo thành những lý do tài
chánh, và tôi muốn chia sẻ một trong những bài học ấy với các bạn ngay sau
đây.
Đối với bản thân tôi, tôi rất nhiệt tình ủng hộ quyền tín ngưỡng tôn giáo
của con người.
Nhiều tôn giáo đã dạy cho đời nhiều bài học tuyệt vời.
SỨC MẠNH CỦA SỰCÁMDỖ
Người bố giàu tin rằng những ai làm việc cực nhọc, nợ nần liên tục và sống
tằn tiện là những mẫu người nghèo cho chính con cái của mình. Những người
đó không chỉ là những mẫu người nghèo trong mắt Người, mà con là những
người bị mắc nợ đã đầu hàng trước sự cám dỗ và tham lam.
Người thường vẽ cho chúng tôi sơ đồ dưới đây để giải thích.
Khi chỉ vào cột nợ, Người nói, “Đừng để chúng ta bị lôi kéo bởi sự cám dỗ”.
Người bố giàu tin rằng những khó khăn tiền bạc thường bắt nguồn từ sự
ham muốn được sở hữu một thứ gì đó không có giá trị. Khi thẻ tín dụng mới