Hãy giữ các chi phí cố định đến mức tối thiểu. Trước khi mua một tài
sản kinh doanh mới, hãy đặt mục tiêu doanh thu cần phải đạt được để bù trừ
cho chi phí đó. Cố gắng sử dụng vốn đầu tư vào những chi phí trực tiếp liên
quan đến kinh doanh, chứ không phải chi phí cố định. Khi doanh thu tăng,
bạn có thể mua tài sản kinh đoanh (làm phát sinh chi phí cố định) từ lượng
tiền mặt bạn có – nhưng chỉ khi nào bạn đạt được mục tiêu doanh thu mới
mà bạn đặt ra.
Quản lý chung:
Có một kế hoạch đầu tư đối với số tiền mặt có trong tay để có thể tăng
tối đa khả năng sinh lời của nó.
Đăng ký xin vay với ngân hàng của bạn phòng trường hợp bạn cần vay.
Để có thể được chấp thuận cho vay nhanh khi bạn cần tiền, hãy quản lý
chặt chẽ các tỷ số tài chính như tỷ số lưu động (tài sản trên nợ - mức yêu
cầu tối thiểu là 2:1), tỷ số thanh khoản (tài sản thanh khoản trên nợ ngắn
hạn – mức yêu cầu từ 1:1 trở lên).
Lập thủ tục kiểm soát nội bộ chặt chẽ đối với tiền mặt:
Nhân viên nộp tiền vào ngân hàng phải khác với nhân viên ghi sổ kế
toán các khoản thu từ khách hàng.
Trong trường hợp khách hàng trả bằng séc, các séc này phải được thanh
toán với ngân hàng ngay.
Người ký séc rút tiền phải khác với người yêu cầu rút tiền, và phải khác
với người ghi sổ kế toán các chi phí được trả.
Người đảm nhiệm cân đối tài khoản ngân hàng phải khác với người
thường xuyên thực hiện thu chi bằng tiền mặt (chúng tôi mướn một kế toán
viên bên ngoài làm điều này).
Có thể những gợi ý trên có vẻ phức tạp với bạn, nhưng từng bước quản
lý tiền mặt như thế là điều rất quan trọng. Hãy nhờ một chuyên viên kế