Sở dĩ ta tự cho mình về hưu là vì luân chuyển số tiền ấy để đầu tư vào
những khoản sinh lời khác vốn là một công việc toàn thời con ạ. Và ta nhắc
lại công việc toàn thời ấy cứ mỗi năm lại có nhiều thách thức hơn, khó khăn
hơn."
Khi sắp chia tay, ông nói: "Ta đã bỏ nhiều năm trời ròng rã để huấn
luyện Mike cách xây dựng cỗ máy sản xuất ra tiền. Giờ đây, sau khi ta về
hưu, nó sẽ vận hành cỗ máy mà ta đã dày công xây dựng. Lý do khiến ta rút
khỏi sân chơi là vì ta rất yên tâm với Mike. Nó không chỉ biết cách vận
hành cỗ máy đó, mà còn biết cách sửa chữa khi có trục trặc xảy ra. Phần lớn
bọn con nhà giàu thường tiêu tán hết số tiền do bố mẹ chúng để lại cho dù
bọn chúng lớn lên trong một thế giới đầy ắp tiền bạc. Đó là vì chúng nó
không bao giờ chịu học hỏi cách xây dựng một cỗ máy làm ra tiền, hay cách
sửa chữa cỗ máy ấy khi bị hỏng hóc. Bọn ấy lớn lên trong thế giới bên kia
của đồng tiền, nhưng không bao giờ học được làm thế nào để đi đến thế giới
đó. Còn con, con có cơ hội dưới sự dìu dắt của ta có thể làm nên bước đột
phá sang thế giới bên kia của đồng tiền."
Yếu tố then chốt trong việc kiểm soát bản thân tôi chính là việc kiểm
soát thế giới nội tâm của mình về tiền bạc. Lúc nào tôi cũng phải tự nhắc
nhở mình là ngoài kia có một thế giới rất nhiều tiền, bởi vì trong tận sâu
thẳm trái tim và trí óc của mình tôi luôn có cảm giác mình chỉ là một người
nghèo.
Bất cứ khi nào tôi có cảm giác hoảng sợ hay kinh khiếp dày vò bao tử
của mình, mà cảm giác đó thường phát xuất từ nợi s không có đủ tiền,
người bố giàu đã tập cho tôi một trong những bài tập vận dộng tinh thần
khá đơn giản: Hãy đọc lên câu này và suy nghĩ, "Có hai vấn đề về tiền bạc.
Một là không có đủ tiền, và hai là có quá nhiều tiền. Thế tôi sẽ chọn vấn đề
nào đây?" Cứ hỏi câu hỏi ấy trong đầu mình cho dù lúc ấy cả con người tôi
đang trong trạng thái khủng hoảng, sợ hãi về tiền bạc.
Tôi không phải là loại người sống mơ tưởng hay loại người chỉ tin vào
sức mạnh của sự quả quyết. Tôi dã thường xuyên đặt câu hỏi đó cho mình