Câu trả lời đó làm cho tôi rất tò mò, thế nhưng ông không giải thích
thêm gì cả. Thay vào đó, khi bài học về đầu tư sắp kết thúc, ông giao cho
tôi một 'bài tập': "Trước khi con gặp lại ta, ta muốn con mời bố con đến ăn
tối với ta - một bữa cơm tối thoải mái và chẳng cần vội vã gì cả. Trong bữa
cơm đó, ta muốn con hãy tập trung lắng nghe những lời nói của bố con. Sau
đó con hãy cố suy nghĩ để hiểu cho được ý của bố con qua những câu nói
ấy."
Đến lúc này, tôi đã quá quen thuộc với những 'bài tập' của người bố
giàu, những 'bài tập' mới xem qua chả liên quan gì đến chủ đề mà chúng tôi
đang bàn luận. Thế nhưng, ông tin rằng thực hành phải đi trước bài học lý
thuyết. Cho nên tôi đã gọi điện cho bố ruột tôi và sắp xếp một bữa cơm tối
thân mật ở một nhà hàng ưa thích của ông.
Khoảng một tuần sau đó, tôi gặp lại người bố giàu. "Con thấy bữa tối đó
thế nào," người bố giàu hỏi ngay.
"Thật thú vị bố ạ," tôi đáp. "Con đã lắng nghe rất cẩn thận cách dùng từ
của bố con, cũng như cố tìm ra ý nghĩa thực sự của những gì bố con nói."
"Và con nghe được những gì?"
"Con đã nghe 'Tôi chẳng bao giờ giàu cả'," tôi trả lời. "Nhưng mà con đã
nghe câu đó từ nhỏ đến lớn. Thực ra, bô' con hay nói, 'Khi ta quyết định
chọn nghề giáo viên, ta biết tà sẽ không bao giờ giàu cả."
"Con đã nghe những câu tương tự như thế trước đây à?" người bố giàu
hỏi.
Tôi gật đầu: "Nhiều lần lắm. Cứ nghe đi nghe lại hoài."
"Và con còn nghe được những câu khác chứ?"
"Có. Chẳng hạn như: 'Con nghĩ tiền mọc trên cây à?', 'Con nghĩ ta sản
xuất tiền hay sao?', 'Người giàu không quan tâm đến những người như ta',
'Tiền thật khó kiếm', 'Ta thà sống hạnh phúc hơn là giàu có.'"