DẠY TRẺ BIẾT ĐỌC SỚM - Trang 37

Tuy nhiên, theo những trường hợp ghi lại thì các bậc phụ huynh thường quyết định dạy những thiên

thần bé nhỏ của họ biết đọc trước khi chúng có thể làm một bài kiểm tra về trí thông minh, và vì thế
trước khi chúng ta đưa ra một lí do nào đó để khẳng định rằng đứa trẻ đó có năng lực nổi trội, chúng
ta nên nghĩ ra một vài câu hỏi mới mẻ.

Liệu có đúng rằng khi những đứa trẻ được dạy đọc từ rất sớm thì sẽ có khả năng vượt trội?

Thực tế, có rất nhiều người có tài năng vượt trội, thực ra là những thiên tài, có thể biết đọc trước

khi đến trường. Thực tế này đều có thể được dùng để xác nhận cho một trong hai giả thuyết trên.

Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng hơn cho giả thuyết thứ hai so với giả thuyết thứ nhất, và đó là một

giả thuyết hoàn toàn mang tính khoa học.

Giả thuyết rằng nhiều người có chỉ số thông minh cao biết đọc từ khi còn rất nhỏ bởi vì họ mang

những gien thiên tài trong hệ gien cơ bản và giả thuyết cũng cho rằng những người đó có tài năng nổi
trội là vì họ được trời phú cho những năng lực nổi trội bẩm sinh.

Chúng ta sẽ không bàn cãi về thực tế mỗi người có kiểu gien khác nhau. Chúng ta cũng không đi sâu

vào bàn luận những chủ đề cũ như môi trường xung quanh ảnh hưởng như thế nào đến gien vì nó không
trực tiếp liên quan tới chủ đề của chúng ta trong cuốn sách này.

Tất nhiên chúng ta cũng không thể làm ngơ với những bằng chứng xác nhận rằng khả năng đọc từ khi

còn nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến những hoạt động cuộc đời sau này.

1. Rất nhiều đứa trẻ mà sau này trở thành thiên tài đều được dạy đọc trước khi chúng có một biểu

hiện nào đó khác thường. Thực chất, một số bậc phụ huynh cũng đã có dự định trước khi con họ
ra đời rằng họ sẽ khiến con họ trở nên nổi trội sau này bằng cách dạy con họ biết đọc từ khi còn
rất nhỏ và họ đã làm như vậy.

2. Theo nhiều báo cáo ghi lại, một đứa trẻ được dạy đọc từ khi còn rất nhỏ thì sau đó tỏ ra có nhiều

khả năng vượt trội, trong khi những đứa trẻ khác trong cùng một nhà, cùng một bố mẹ sinh ra mà
không được dạy đọc từ rất sớm thì thường không thể hiện một tài năng nổi trội nào. Trong một số
trường hợp, đứa trẻ được dạy học từ rất sớm thường là đứa con đầu lòng. Trong một số gia đình
khác vì nhiều lý do khác nhau, đứa trẻ đầu tiên học đọc sớm lại không phải là con cả.

3. Trường hợp của Tommy Lunski (và một số trường hợp tương tự) thì lại không có bất kỳ một bằng

chứng chắc chắn nào cho thấy rằng Tommy sẽ được trời phú cho gien đặc biệt. Bố mẹ của Tommy
đều chỉ học xong cấp 3, và cũng không có vẻ gì là thông minh nổi trội. Anh chị em của cậu cũng
chỉ là những đứa trẻ bình thường. Ngoài những đặc điểm này ra, thì có một điều cần lưu ý rằng
khi cậu 2 tuổi, cậu đã bị chấn thương não nghiêm trọng và lúc đó mọi người đều nghĩ rằng cậu sẽ
trong tình trạng “thiểu năng vô phương cứu chữa”. Mọi thứ coi như đã an bài. Nhưng rồi cậu lại
có những biểu hiện của một đứa trẻ khác thường khi có thể đọc và hiểu văn bản tốt bằng những
đứa trẻ gấp đôi tuổi của mình.

Liệu có hợp lý, khoa học và thỏa đáng khi chúng ta coi trường hợp cậu bé Tommy như là một đứa

trẻ có “năng khiếu bẩm sinh”?

Thomas Edison cho rằng để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là cảm hứng, còn lại 99% là nhờ mồ

hôi và công sức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.