DẠY TRẺ HỌC TOÁN - Trang 102

Khi sinh ra, trẻ chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng hoặc bóng tối,

nhưng vẫn chưa nhìn thấy từng chi tiết. Trong những giờ, những
ngày đầu tiên mới chào đời, trẻ sẽ bắt đầu nhìn bao quát các hình
dáng trong khoảnh khắc rất ngắn. Khi năng lực nhìn bao quát được
khuyến khích bởi việc nhìn ngắm mọi thứ xung quanh, trẻ sẽ bắt đầu
chuyển sang nhìn mọi thứ cụ thể hơn trong khoảnh khắc ngắn, nghĩa
là khoảng vài giây. Ở giai đoạn này, nhìn bao quát và nhìn cụ thể là cả
một nỗ lực của trẻ mới sinh. Tuy nhiên đó là nỗ lực mà trẻ sẵn sàng
thực hiện vì nhu cầu thị giác của trẻ là rất lớn.

Trẻ sơ sinh bắt đầu nhìn bóng của đầu mẹ khi mẹ đi qua đi lại

trước ánh đèn hoặc ánh mặt trời. Trẻ càng được nhìn những hình
ảnh bao quát màu tối trên một nền ánh sáng tốt thì thị lực của trẻ sau
này sẽ càng tốt hơn. Khi con đã có thể nhìn rõ các hình bóng bao quát,
con bắt đầu khám phá từng chi tiết trong hình đó. Mắt, mũi, miệng là
những chi tiết đầu tiên trên khuôn mặt mẹ con sẽ nhìn.

Trong phạm vi của cuốn sách này, tôi không thể mô tả hết quá

trình phát triển thị lực của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc đưa cho trẻ sơ
sinh nhìn các tấm thẻ có ghi số lượng là một việc vô cùng quan trọng
trong việc kích thích và phát triển năng lực nhìn chi tiết cho trẻ. Năng
lực đó được hình thành từ kết quả của quá trình khuyến khích và các
cơ hội rèn luyện chứ không phải là vấn đề di truyền như người ta vẫn
từng nghĩ.

Trẻ sơ sinh nếu được nhìn bao quát và chi tiết sẽ phát triển

những năng lực thị giác nhanh hơn và sớm tránh khỏi nguy cơ bị
hỏng thị lực bẩm sinh, để có thể nhìn rõ mọi thứ dễ dàng hơn.

Quá trình kích thích thị lực hoàn toàn đơn giản, và khi bạn tìm

hiểu nó bạn sẽ thấy đó là quá trình lôgic. Khi con sinh ra, bạn sẽ nói
chuyện với con ngay từ khi mới lọt lòng. Mà thực chất là bạn đã nói
chuyện với con từ chín tháng trước, khi con còn nằm trong bụng mẹ.
Sẽ không ai đưa ra câu hỏi về ý nghĩa của việc nói chuyện với trẻ sơ
sinh. Nhưng tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng đó là quyền được
nghe của trẻ. Nhưng ngôn ngữ nói lại mang tính trừu tượng lộn xộn.
Chúng ta có thể thấy ngôn ngữ nói dù ít hay nhiều cũng trừu tượng
hơn ngôn ngữ viết, mà thực tế ngôn ngữ nói thực sự là khó cho trẻ
giải mã hơn so với ngôn ngữ viết. Có một nguyên tắc cơ bản là mọi
thứ ta dạy trẻ cần phải nhất quán. Nhưng lại rất khó nhất quán khi ta
sử dụng ngôn ngữ nói. Chúng ta thường nói với trẻ, “Con thấy thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.