ta mã hóa những thông điệp nhanh như chúng ta có thể nói ra. Điều
kì diệu này vẫn chưa kết thúc, chúng ta mã hóa những tư tưởng thành
lời nói nhanh nhất có thể, và những thông điệp tương tự cũng được
mã hóa từ những từ ngữ, câu nói, hay đoạn hội thoại trở lại thành
những suy nghĩ của người nghe.
Cũng không quá ngạc nhiên khi nhiều lúc chúng ta hiểu nhầm ý
người khác, bởi lúc nào cũng hiểu đúng ý người khác mới là đáng
kinh ngạc.
Chỉ có não bộ con người mới có điểm đặc biệt này, không một cái
máy tính đương đại nào có thể đối thoại với nhau như con người,
hoặc gần như thế.
TẤT CẢ TRẺ EM NÊN HỌC NGOẠI NGỮ TRƯỚC
NĂM CHÚNG 2 TUỔI BỞI DẠY MỘT ĐỨA TRẺ 1
TUỔI HỌC MỘT NGÔN NGỮ DỄ HƠN DẠY MỘT
ĐỨA TRẺ 7 TUỔI
Khả năng ngôn từ diệu kì này là một chức năng gắn liền với não
bộ. Bất cứ người lớn nào đủ ngốc để tham gia vào một cuộc thi học
ngôn ngữ với một đứa trẻ sơ sinh bình thường đều trở thành một kẻ
ngốc nghếch thực sự và sớm nhận ra rằng người lớn không hề thông
minh hơn trẻ nhỏ trong việc học ngoại ngữ.
Chúng ta cần nhớ rằng, trẻ con học ngoại ngữ trước năm chúng
lên 2 tuổi, nói trôi chảy mọi thứ khi chúng 4 tuổi và sử dụng ngoại
ngữ một cách hoàn hảo (trong môi trường sống của chúng) khi chúng
lên 6.
Người lớn vẫn kiêu ngạo rằng họ đã dạy trẻ biết gọi “bố”, gọi
“mẹ”, hay nhiều từ khác, trong khi đó, sự thật là chúng đã tự dạy bản
thân mình hàng nghìn từ khác khi chúng đơn giản là chỉ nghe người
lớn nói chuyện. Sự thật mà ai cũng biết là, khi một đứa trẻ được sinh
ra trong một gia đình nói hai thứ tiếng, nó cũng sẽ nói được hai thứ
tiếng. Nếu được sinh ra trong một gia đình nói ba thứ tiếng, trẻ cũng
sẽ nói được ba thứ tiếng mà không cần phải cố gắng gì cả.
Điều đó có nghĩa là gì? Và phải làm những gì với khả năng học
Toán của trẻ?