không thể tự khám phá ra các sự việc (cụ thể) nếu chúng ta chỉ dạy
chúng các quy tắc (trừu tượng). Chúng ta hãy cùng xem là điều này
ứng dụng thế nào trong môn Toán.
KHI CHÚNG TA DẠY TRẺ CÁC THÔNG TIN TOÁN
HỌC CHÚNG SẼ TỰ RÚT RA ĐƯỢC CÁC QUY
LUẬT
Nếu chúng ta dạy trẻ biết đến các thông tin Toán học, và các cơ sở
của môn Toán – như các con số một, hai, ba - hơn là các kí hiệu toán
học - 1, 2, 3 hay I, II, III thì trẻ sẽ tự khám phá được những quy luật
Toán học như cộng, trừ, nhân, chia,… Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này
kĩ hơn trong những chương sau.
Lưu ý: Ở phần tiếp theo, từ “con số” dùng để chỉ một giá trị thực
hay một số lượng thực tế, còn từ “kí hiệu” dùng để chỉ những biểu
tượng mà chúng ta dùng để kí hiệu các số lượng thực tế.
Chúng ta thường quan tâm nhiều hơn đến mặt lí thuyết đó là lí do
tại sao chúng ta lại xao nhãng thực tế! Trẻ nhỏ học Toán dễ dàng hơn
và tốt hơn người lớn. Hàng trăm đứa trẻ nhỏ đang làm các phép toán
và chúng hiểu thực sự là chúng đang làm gì. Vậy mà chỉ một số ít
người lớn chúng ta nắm được các phép toán.