hiểu bản đọc của cô bé. Khi cô bé đọc đến những đoạn hài hước và
cười rúc rích thì những đứa trẻ khác cũng cười rất to.
Giáo sư Miki Nakayachi, người Nhật duy nhất trong căn phòng
đó, đã ngắt lời cô bé Lindley bằng một câu hỏi. Họ đều nói bằng tiếng
Nhật nên tôi cũng không hiểu được. Tôi tự nhắc mình sẽ hỏi Miki
xem họ nói gì mà khiến mọi người thích thú đến vậy.
Khi Lindley đọc xong, Janet Doman, Giám đốc Viện, đã hỏi một
câu bằng tiếng Anh: “Ai muốn đặt một câu hài hước bằng tiếng Nhật
nào?”
Một vài cánh tay giơ lên, Janet chọn Mark - một cậu bé 3 tuổi.
Mark đứng bật dậy và tới cạnh Suzie Aisen, Phó Giám đốc viện. Suzie
đặt một đống thẻ to trước mặt Mark, trong đó mỗi thẻ có một ký hiệu
bằng tiếng Kanji
hoặc các động từ, mạo từ, tính từ hay trạng từ.
Mark tự chọn một số thẻ đặt xuống sàn và đọc to lên. Mọi người
cười vang và tôi thở phào vì Janet dịch ra cụm từ mà cậu bé đọc đó là:
“Chiếc mũi dính trên miếng bánh táo”.
Một cậu bé 2 tuổi khác soạn một câu là: “Con voi đang đánh răng
cho quả dâu tây”.
Và cứ như thế 30 phút sôi nổi hào hứng trôi qua.
Các cô giáo đứng lên đối diện với các bà mẹ và lũ trẻ. Bọn trẻ cũng
đứng lên nhưng với một vẻ miễn cưỡng trông thấy và các bà mẹ cũng
vậy. Rồi tất cả bọn họ đều khom người chào nhau. Cảnh tượng đó
khiến tôi đột nhiên thấy mắt mình nhạt nhòa nên vội vàng nhìn
xuống chiếc đồng hồ trên tay để che giấu. Đâu đó có tiếng cười rúc
rích, thì ra là một cậu bé 15 tháng tuổi đã khom người quá thấp và
mất thăng bằng. Cậu bé vừa cười vừa tự mình đứng dậy.
Tất cả dường như đều ngần ngại không muốn rời lớp đọc và đặt
câu bằng tiếng Nhật, song khi lớp học kết thúc thì cả các bà mẹ và bọn
trẻ đều lũ lượt kéo đến sảnh tiến về lớp học Toán cao cấp.
Tôi vẫn còn nhớ cảm giác vui sướng của chúng tôi như thế nào
khi ấn phẩm Dạy trẻ biết đọc sớm ra đời. Khi những bà mẹ phát hiện
ra rằng họ không chỉ dạy được con mình đọc mà còn có thể dạy con