Giới thiệu
Chương này chủ yếu đề cập đến thái độ và những mong đợi. Nó cũng sẽ
trình bày những chi tiết đáng lưu ý và đưa ra những lưu ý quan trọng. Để
chuẩn bị làm việc với giới truyền thông, bạn nên hiểu họ là ai và bạn có thể
mong đợi những gì ở họ.
Làm việc với giới truyền thông không giống như làm việc với khách
hàng, khách hàng tiềm năng, nhân viên kinh doanh, đối thủ cạnh tranh,
đồng nghiệp hay với bất kỳ ai khác. Sự thật là phóng viên cũng chỉ làm
việc của họ. Các chuyên gia quan hệ công chúng chắc chắn cũng sẽ nói với
bạn điều này. Nhưng nếu bạn chưa quen làm việc với giới truyền thông thì
chuyên gia quan hệ công chúng chắc chắn sẽ đi từ việc mô tả các phóng
viên như những người bình thường đến việc đề nghị bạn đăng ký một khóa
huấn luyện truyền thông đắt tiền để học cách làm việc với họ.
Dù có tham gia các khóa đào tạo hay không thì trước khi bạn gửi thông
cáo báo chí hoặc gặp phóng viên lần đầu tiên, bạn nên ôn lại câu trả lời cho
câu hỏi bạn muốn trả lời, và quan trọng hơn là cho câu hỏi mà bạn muốn
tránh. Do đó, bạn nên chuẩn bị một vài ý mà bạn muốn trình bày, và cách
tốt nhất để nắm lấy cơ hội quảng bá sản phẩm và công ty bạn trước công
chúng là không lan man về sản phẩm hoặc công ty bạn. Có thể bạn đã được
cảnh báo là đừng bao giờ lẩn tránh hoặc từ chối trả lời những câu hỏi không
mong muốn và bạn chắc đã nghe lại câu nói "Các phóng viên không bao
giờ tha thứ và không bao giờ quên" (xem ở dưới).
Khi bạn đã hoàn thành khâu chuẩn bị, rất có thể bạn sẽ giật mình khi
nhận ra rằng người phóng viên đầu tiên cũng là một con người bình thường.
Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì những câu hỏi rất thân thiện, và với một chút
may mắn bạn sẽ thoải mái để đưa ra những câu trả lời ẩn chứa những ý bạn
muốn trình bày. Nhưng khi báo in ra cũng không có gì ngạc nhiên nếu bạn
thấy thất vọng với lượng thông tin bạn được đăng tải. Phóng viên đã không
sử dụng phần phỏng vấn như bạn mong muốn. Tệ hơn là họ đã trích dẫn lời
của đối thủ cạnh tranh của bạn với những ý bạn muốn nói.