có thể là 10 phút bạn dành để ghi chép hoặc cùng với một vài đồng
nghiệp tìm hiểu chủ đề của cuộc phỏng vấn. Nó cũng có thể là một
bước tiến tới kiểm soát cuộc phỏng vấn bằng cách thể hiện bạn là
một nhà quản lý năng động, hiểu biết vấn đề và sẵn sàng cho câu
hỏi đầu tiên.
Vì chương tiếp theo được đặt tên là “Ứng xử trong cuộc phỏng vấn”, do
đó chương này đáng lẽ có thể được gọi là “Chuẩn bị trước cuộc phỏng
vấn.”
Nhưng tại sao chúng tôi lại không đặt tên chương như vậy? Vì việc xác
định và thể hiện thông điệp có vai trò vô cùng quan trọng dù thông điệp đó
có khó định hình đến đâu. Thông điệp của bạn không phải là thương hiệu,
cũng không phải là hình ảnh của công ty, nhưng nó thống nhất và thúc đẩy
cả hai yếu tố đó.
Nhưng tại sao phải nói về thông điệp khi chúng ta đã nói đến các câu
trích dẫn? Ba lý do là:
1. Khả năng ảnh hưởng của một thông điệp được chuyển tải qua các
phương tiện truyền thông (tất nhiên là loại trừ quảng cáo) có được là
nhờ sự xác nhận khách quan gián tiếp của nhà báo và của cơ quan báo
chí. Việc bạn là người có thẩm quyền được trích dẫn đã nói lên nhiều
điều nhưng bạn mong muốn báo chí đưa tin về bạn theo hướng có lợi
cho bạn.
2. Thông điệp có thể tác động đến suy nghĩ của nhà báo. Biết cách cung
cấp những trích dẫn có thể sử dụng được là rất có lợi. Nhưng nếu nhà
báo “nhận được thông điệp” về bạn, điều đó có thể ảnh hưởng đến
những điều anh ta viết xung quanh câu trích dẫn của bạn.
3. Khi có thông điệp rõ ràng để chuyển tải, bạn có thể kiểm soát cuộc
phỏng vấn thay vì bị động trả lời câu hỏi.
Thông điệp có thể chỉ là những điều bạn nói. Ví dụ, nếu bạn muốn mọi
người biết rằng bạn vừa nâng cấp toàn bộ hệ thống máy tính, hãy nói như