triển của một người thông minh. Chúng ta nên dạy con cái suy
nghĩ sáng tạo, dám bứt phá khỏi lối mòn.
Hẳn bạn từng nghe nói rằng, thiên tài được tạo nên từ 10% tài
năng và 90% mồ hôi nước mắt lao động? Câu nói ấy chẳng sai
chút nào. Một trong những điểm khác biệt giữa những người
thành công và những người thất bại chính là sự thúc đẩy. Giáo sư
Carol Dweck của Đại học Columbia đã dành cả cuộc đời để tìm
hiểu những động cơ học hỏi của trẻ con. Mới đây, khi được hỏi
liệu chỉ số IQ có thật là công cụ đo lường đáng tin cậy về khả năng
và tiềm lực đích thực của trẻ, cô đã đáp rằng: “Trắc nghiệm IQ chỉ
có thể đo lường kỹ năng trong hiện tại chứ không đo lường được
tiềm năng. Các thiên tài đích thực khi còn bé cũng bình thường
như bao đứa trẻ khác. Song, tất cả họ đều đặc biệt quan tâm điều
gì đó và sẵn sàng theo đuổi đam mê ấy suốt thời gian dài. Những
tố chất như thế không hề được thể hiện qua kết quả trắc nghiệm
IQ”.
Vậy làm sao để trẻ hứng thú học hỏi? Trẻ con sẽ tự thắp lên niềm
hứng khởi này, thí nghiệm của học giả Piaget đã chứng minh điều
đó. Chúng như những miếng bọt biển không ngừng thấm hút
những điều mới mẻ. Để giúp trẻ duy trì đặc điểm đó, nghĩa là
tránh làm cạn kiệt tính tò mò của trẻ, chúng ta cần động viên chứ
không nên phê bình trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có
thể tự làm nhiều việc nếu đi đúng hướng. Và điều này cũng giúp
trẻ xóa bỏ cảm giác sợ làm người lớn thất vọng (ví dụ như suy
nghĩ: “Nếu mình thử làm một điều mới và thất bại, mẹ sẽ nghĩ là
mình kém thông minh!”) và giúp trẻ kiên trì vượt qua những tình
huống thử thách. Kết quả là trẻ sẽ có khuynh hướng chinh phục
mục tiêu, không bỏ cuộc khi đương đầu với nhiệm vụ khó khăn,
thậm chí còn ưa thích những thử thách mới.
Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn tạo nên một đứa trẻ như thế:
Đừng khăng khăng chỉ có một cách duy nhất để giải quyết công
việc. Thật tuyệt vời nếu con bạn nghĩ ra một giải pháp mới! Nếu
bạn chỉ nhấn mạnh tính đúng sai của câu trả lời thì rất có thể trẻ
sẽ nghĩ thông minh là một điều bất di bất dịch. Ngược lại, nếu bạn
nhấn mạnh vào sự sáng tạo, trẻ sẽ tin rằng sự thông minh là điều
141