trong quá trình này. Có những “khoảnh khắc huấn luyện” trong
khi chơi mà bố mẹ có thể giúp trẻ tiến xa hơn mức bình thường.
Nhiều nhà khoa học cho rằng trẻ sẽ học hỏi được nhiều điều khi
được người lớn hướng dẫn đúng lúc khi vui chơi. Song làm thế
nào để phụ huynh nhận ra những “khoảnh khắc vàng” đó? Nếu
chúng ta kể chuyện cho trẻ nghe, phân vai cho trẻ theo cốt
truyện, khuyến khích trẻ diễn xuất thì trẻ sẽ thấy thích thú hơn,
dễ nắm bắt câu chuyện hơn, đồng thời phát triển sớm kỹ năng
đọc viết.
Song, giáo sư Ageliki Nicolopoulou ở Đại học Lehigh cảnh báo
rằng người lớn không nên kiểm soát quá sát sao diễn biến câu
chuyện mà hãy trao quyền “đạo diễn” cho trẻ, cứ để trẻ hòa nhập
vào câu chuyện còn chúng ta chỉ làm bạn đồng hành.
Góc rèn luyện
Chơi trò đóng kịch
Bạn nên rủ thêm một bé khác trong nhà, không thì “mượn thêm”
một trẻ khác từ hàng xóm hay bạn học trong trường mẫu giáo.
Như thế, trò chơi sẽ càng thú vị, hấp dẫn và rất bổ ích cho kỹ năng
tiền-đọc-viết của bé. Hãy bảo từng bé kể cho bạn nghe câu chuyện
bất kỳ đã xảy ra ở một nơi mà mọi người từng đến. Đó có thể là
chuyện đơn giản như cái xe đẩy va vào cái ôtô của mẹ khi ở cửa
hàng tạp hóa, hay là một câu chuyện thú vị về chuyến cắm trại
với gia đình. Bạn hãy ghi lại những gì bé kể, gợi ý cho bé cung cấp
thêm những chi tiết cần thiết cho câu chuyện. Sau đó, bạn hãy
khuyến khích hai bé diễn xuất lại câu chuyện vừa kể.
KHI NÀO TRẺ BIẾT TUÂN THEO LUẬT CHƠI?
Theo giáo sư Piaget, đỉnh cao nhất trong vui chơi mà trẻ cần đạt
đến chính là biết đề ra và biết tuân thủ theo luật chơi. Trong trò
chơi giả định, trẻ cùng tạo ra và thương lượng với nhau về luật
chơi, rồi học cách chơi chung dựa trên những luật đó. Song,
những trò như cờ vua, bóng đá không cho trẻ cơ hội tạo ra luật
chơi. Những ai đã từng chơi đánh bài hay trò chơi đổ xúc xắc, hay
cờ cá ngựa,… với trẻ 3 tuổi sẽ biết rõ điều này! Trẻ tự do tạo ra luật
riêng của mình và muốn bạn tuân theo luật ngẫu hứng ấy. Và
cũng vì nắm chắc phần kiểm soát cuộc chơi nên trẻ luôn thắng,
230