liệu khi xe đâm vào cái ghế, mình có tạo nên âm thanh lớn
không?”. Và sau khi “thực nghiệm” xong, có khi bé lại nghĩ “Ôi!
Vui quá! Mình sẽ làm lần nữa!”, và cứ thế mà thực hiện.
Những hoạt động như bơi lội, học vẽ hay tập thể dục đều được
xây dựng dựa trên những kỹ năng vui chơi về thể chất. Nhưng
ngay cả khi không có những hoạt động được sắp đặt trước đó, cơ
hội để trẻ vui chơi về mặt thể chất vẫn hiện diện khắp nơi, từ
mảnh sân sau nhà, lối đi, nôi em bé hay lúc ráp hình, lấy bút chì
màu vẽ nguệch ngoạc ra giấy, thậm chí “sáng tác” cả trên tường.
Tất cả đều là dịp để trẻ khám phá khả năng vận động của mình.
Nếu chúng ta tạo cho trẻ những cơ hội vui chơi an toàn, trẻ có thể
dần tự hoàn chỉnh các kỹ năng, điều chỉnh cơ bắp để đáp ứng các
nhu cầu sau này khi chơi thể thao hay viết lách. Nhưng trẻ con
luôn có nhịp riêng của mình trong việc phát triển các năng lực đó.
Hầu hết bác sĩ nhi khoa ngày nay không khuyến khích các lớp thể
dục chức năng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi thực tế có trẻ
đã bị nứt xương, căng cơ khi phải luyện tập quá sức.
Xét cho cùng, việc các phụ huynh lo ngại và hạn chế trẻ vui chơi
tự do ngoài trời, cũng như chủ động sắp xếp trò chơi cho trẻ theo
ý mình là vì lo lắng cho sự an toàn của trẻ. Một phụ huynh sống
cạnh một công viên bảo với chúng tôi rằng: “Hồi tôi 5 tuổi, suốt
ngày tôi chơi ở công viên ấy mà chẳng ai lo lắng. Còn giờ tôi lại
chẳng dám cho bé Erin ra công viên đó chơi với bạn, dù nó ở ngay
cạnh nhà! Chẳng hiểu nổi chuyện gì đang diễn ra ở thời đại này
nữa!”.
Ngày xưa, bố mẹ chúng ta không phải lo ngại như thế. Vấn đề là
có phải ngày nay có quá nhiều các mối nguy hiểm hay chỉ do
chúng ta lo lắng thái quá khi ngày ngày “tiếp thu” đủ thứ tin tức
về những tai nạn, những yếu tố nguy hại trên báo đài, những điều
vốn hiếm khi xảy ra trong đời thực?
Nhưng dù thế nào đi nữa thì hậu quả là trẻ con ngày càng bị
“giám sát” chặt chẽ và bị tước mất một số niềm vui cơ bản của
tuổi thơ. Việc trẻ có một không gian riêng để tự mình vui chơi hay
tham gia cùng bạn bè đang ngày càng trở nên hiếm hoi. Thay vào
đó là những khóa học mà chúng ta không ngừng đăng ký cho trẻ,
232