được trong các kỳ nghỉ ở biển cũng có thể trở thành các món đồ
chơi thú vị. Từ những quả bóng tennis, đồng phục cũ, đến các vật
dụng học tập không dùng nữa, giấy đã viết (để làm máy bay hay
mũ giấy, những con vật bằng giấy), hay những đồng xu cũ. Tất cả
đều có thể trở thành đồ chơi với đủ loại trò chơi mà bạn tha hồ
phát huy trí tuởng tượng của cả nhà để sáng tạo nên.
Vấn đề nằm ở chỗ bạn phải biết quan sát bằng con mắt trẻ thơ.
Quy luật rất đơn giản : Bạn càng cấm cản, trẻ càng tò mò và hứng
thú với thứ điều bạn cấm. Và như thế, việc bạn cần làm là nghĩ ra
cách điều chỉnh để những vật đó an toàn hơn, hoặc thay thế hoàn
toàn bằng những vật tương tự nhưng an toàn hơn.
Trong tác phẩm Awakening ChilảrenS Minds (tạm dịch: Đánh
thức trí tuệ của trẻ), tác giả Laura Berk đã gợi ý cho các bậc phụ
huynh bằng ba câu hỏi thú vị mà bạn nên tự hỏi chính mình
trước khi quyết định mua một món đồ chơi nào đó:
1. Món đồ chơi này gợi cho trẻ con hứng thú gì?
2. Giá trị giáo dục của món đồ chơi?
3. Với món đồ chơi này, trẻ sẽ học được gì về kỹ năng giao tiếp xã
hội?
Phụ huynh thường mua đồ chơi theo ý thích và sự nài nỉ của trẻ
mà ít khi chịu dừng lại để xem xét giá trị của món đồ chơi đối với
con cái mình. Song, chúng tôi khuyên bạn nên chủ động, quyết
liệt trong việc này. Nó cũng giống như khi quyết định chương
trình tivi nào mà trẻ được phép xem. Chúng ta không cần phải
trút hết tiền cho mọi món đồ chơi giáo dục trên thị trường hoặc
những món đồ mà trẻ nhìn thấy trên các quảng cáo. Chúng ta sẽ
không trở thành những ông bố bà mẹ xấu chỉ vì thi thoảng trẻ
buồn bã vì mọi việc không như ý chúng.
Cùng vui chơi với trẻ. Jane Brody, hiện đang công tác tại tờ New
York Times, viết rằng: “Những đồ chơi tốt nhất là những đồ chơi
phục vụ cho việc vui chơi. Đồ chơi nên được dùng như một sự bổ
trợ cho mối tương tác giữa bố mẹ và người nuôi trẻ với con cái chứ
không phải là hình thức thay thế sự tham gia của người lớn trong
lúc trẻ vui chơi”.
235